Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất
Năm mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm hân hoan khôn tả. Những đoàn người đổ ra đường, những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má... Tất cả đã tạo nên bản tráng ca bất tử về khát vọng hòa bình và thống nhất.

Một Việt Nam thống nhất lòng người, kiên trì vượt khó, đổi mới tư duy để không ngừng vươn mình mạnh mẽ trên con đường phát triển.
Chiến tranh kết thúc, non sông thu về một mối. Nhưng thống nhất không chỉ là sự liền mạch về địa lý, mà còn là sự liền mạch về lòng người – một khát vọng sâu thẳm của hàng triệu trái tim Việt Nam, hướng tới một tương lai chung, không còn hận thù, chia cách.
Bước ra từ tro tàn chiến tranh, đất nước đối mặt với muôn vàn khó khăn: cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Nhưng từ trong gian khó, Việt Nam đã kiên quyết lựa chọn con đường: hòa hợp, đoàn kết, tự lực tự cường và khát vọng vươn lên.
Trong bài viết truyền cảm hứng mãnh liệt "Nước việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn."
Lời nhắc nhở sâu sắc này đã tóm lại tinh thần của hành trình 50 năm: một Việt Nam thống nhất lòng người, kiên trì vượt khó, đổi mới tư duy để không ngừng vươn mình mạnh mẽ trên con đường phát triển.
50 năm hòa bình, thống nhất: Những thành tựu nổi bật
Từ một quốc gia nghèo nàn, Việt Nam đã từng bước vươn lên thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Quy mô GDP từ chưa đầy 2 tỷ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỷ USD ngày nay, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ hơn 70% xuống còn dưới 3%. Đặc biệt, hàng chục triệu người đã gia nhập tầng lớp trung lưu – một động lực quan trọng thúc đẩy tiêu dùng, đổi mới sáng tạo và sự vận động tích cực của xã hội Việt Nam. Hệ thống giáo dục, y tế được mở rộng khắp mọi miền đất nước. Hạ tầng giao thông, hạ tầng số không ngừng được hiện đại hóa, kết nối Việt Nam với thế giới.

Việt Nam đã lựa chọn khép lại quá khứ, hóa giải hận thù, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cùng hướng tới tương lai tươi sáng.
Song hành với phát triển kinh tế, chính sách hòa hợp dân tộc đã trở thành nền tảng vững chắc cho thành công. Việt Nam đã lựa chọn khép lại quá khứ, hóa giải hận thù, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cùng hướng tới tương lai tươi sáng.
Tinh thần hòa hợp ấy phản ánh cội nguồn sâu xa của dân tộc. Ngay từ buổi bình minh lịch sử, người Việt đã tự nhận mình là "đồng bào" – những người cùng một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, theo truyền thuyết "con Rồng, cháu Tiên". Từ "đồng bào" không chỉ đơn thuần mang nghĩa "cùng chung một đất nước", mà còn là "cùng một huyết thống", "cùng một nguồn cội" – nghĩa tình ấy vượt lên mọi khác biệt về vùng miền, định kiến và hoàn cảnh lịch sử.
Chính vì vậy, sau chiến tranh, khát vọng thống nhất lòng người đã được hun đúc mạnh mẽ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: "Chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy đoàn kết làm sức mạnh, lấy hòa bình, ổn định làm nền tảng để phát triển nhanh và bền vững". Tinh thần đó đã làm nên thành công kỳ diệu: hòa bình không chỉ được gìn giữ trên lãnh thổ, mà còn được thiết lập trong lòng người – trở thành nguồn sức mạnh nội sinh đưa Việt Nam vững bước tiến lên.
Sau nửa thế kỷ hòa bình, Việt Nam còn đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển bền vững và an sinh xã hội. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt gần 92%. Chỉ số phát triển con người (HDI) liên tục được cải thiện, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình cao. Liên Hợp Quốc xếp hạng Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2025 tăng 8 bậc, xếp thứ 46, chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Một xã hội ổn định, an toàn, phát triển bao trùm ngày càng được định hình rõ nét, củng cố niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
Một Việt Nam năng động hội nhập, có vị thế và uy tín trên trường quốc tế
Việt Nam hôm nay là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, hội nhập sâu rộng, năng động, có uy tín và vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế.
Từ một nước nhận viện trợ, Việt Nam đã trở thành thành viên chủ động, tích cực trong các tổ chức toàn cầu như ASEAN, Liên Hợp Quốc, WTO, CPTPP, RCEP... Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều nước lớn, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư, đổi mới sáng tạo và du lịch.
Việt Nam đã nhiều lần đảm nhiệm trọng trách quốc tế, từ vai trò thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đến việc chủ trì thành công các hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Việt Nam cũng tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 tại các điểm nóng, khẳng định hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Chúng ta lấy hòa bình, ổn định làm nền tảng để phát triển nhanh và bền vững
Không chỉ vậy, trong những thảm họa thiên tai lớn của thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng chung tay cứu trợ, hỗ trợ các nước bị động đất, bão lũ, như Thổ Nhĩ Kỳ, Myanmar... Những nghĩa cử đó đã làm lan tỏa sâu rộng hình ảnh một Việt Nam nhân văn, trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ vì lợi ích chung của nhân loại.
Riêng với các nước cựu thù, Việt Nam cũng trở thành một hình mẫu trong quan hệ quốc tế về việc gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai để biến thù thành bạn.
Trong một thế giới đầy biến động, Việt Nam giữ vững bản lĩnh đối ngoại: kiên định mục tiêu độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Đổi mới tư duy thể chế: Nền tảng cho phát triển đột phá và bền vững
Một thành tựu có ý nghĩa sâu xa và quyết định nhất cho tương lai Việt Nam chính là sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy thể chế trong thời gian gần đây.
Việt Nam đã nhận diện rõ những "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển – trước hết là những rào cản trong hệ thống thể chế, trong tổ chức bộ máy và trong tư duy quản trị đất nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương lớn, đột phá:
1. Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế : Hàng loạt nghị quyết, quy định mới được ban hành nhằm sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, minh bạch và thúc đẩy nguồn lực xã hội phát triển mạnh mẽ.
2. Cách mạng tinh gọn bộ máy : Tinh thần sắp xếp tổ chức bộ máy tinh giản, hiệu quả, hoạt động thực chất đã trở thành xu thế chủ đạo, thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
3. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số : Việt Nam coi đây là động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong kỷ nguyên số.
4. Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân : Tư duy coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia được khẳng định rõ ràng, mở ra không gian rộng lớn cho sáng tạo và làm giàu chính đáng.
5. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới: Được thực hiện với những tư tưởng mới, như chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế quốc gia đi sau sang trạng thái quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới, bắt kịp, tiến cùng và vượt lên.
Những đổi mới này không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật, mà là sự chuyển mình về tầm nhìn, phương thức lãnh đạo, quản lý và phát triển – một cuộc cách mạng về tư duy có sức lan tỏa mạnh mẽ. Thành tựu đổi mới tư duy thể chế đang đặt nền móng vững chắc để Việt Nam không chỉ tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn, mà còn phát triển bền vững, bao trùm, toàn diện, tự cường và hùng cường trong tương lai.

Chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của một dân tộc thống nhất, tự cường và vươn cao cùng thế giới.
Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước hôm nay, chúng ta càng thêm tự hào và biết ơn những thế hệ đã cống hiến, hy sinh vì hòa bình, độc lập và thống nhất. Đồng thời, chúng ta càng thấm thía hơn rằng: Độc lập, tự do, hòa bình, ổn định, thống nhất lòng dân và ấm no, hạnh phúc của nhân dân – chính là những giá trị thiêng liêng nhất, là nguồn sức mạnh bền vững nhất cho mọi hành trình phát triển.
Việt Nam đã hồi sinh từ tro tàn chiến tranh. Việt Nam đã vươn mình thành biểu tượng của hòa bình, phát triển bao trùm và tinh thần vượt lên mọi khó khăn để đi tới.
Và Việt Nam hôm nay, bằng khát vọng mạnh mẽ, bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo, bằng sự hội nhập chủ động, trí tuệ và bản lĩnh, đang tự tin bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của một dân tộc thống nhất, tự cường và vươn cao cùng thế giới.
https://baochinhphu.vn/hoa-binh-va-thinh-vuong-sau-50-nam-dat-nuoc-thong-nhat-102250427224643176.htm

Công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa
Chiều ngày 30/6, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có các đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.

Tòa án nhân dân tỉnh công bố các quyết định về công tác cán bộ
Chiều ngày 30/6, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành khối cơ quan Nội chính, tư pháp.

Công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hoá
Sáng 30/6, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ công bố các Nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Phó Thủ tướng Lê Thanh Long dự và phát biểu chỉ đạo.

Thanh Hóa công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương, của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Sáng 30/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; quyết định thành lập Đảng bộ cấp xã; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã trên địa bàn tỉnh. Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại Trung tâm hội nghị thành phố Thanh Hóa kết nối trực tuyến đến 166 xã, phường mới thành lập. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo buổi lễ. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, cùng đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Truyền hình trực tiếp: Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa
Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và Livestream trên các hạ tầng số của Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Rà soát công tác chuẩn bị vận hành hoạt động của các xã, phường mới
Chiều 29/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh để rà soát, kiểm tra công tác chuẩn bị kết thúc hoạt động của các đơn vị hành chính cấp huyện, vận hành hoạt động các xã, phường mới sau sắp xếp đơn vị hành chính. Các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 166 xã, phường mới thành lập trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Đảng bộ Sở Tài chính lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 28/6, Đảng bộ Sở Tài chính Thanh Hóa tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Dự đại hội có đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính, đại diện Đảng ủy UBND tỉnh và toàn thể đảng viên đến từ 13 chi bộ trực thuộc Sở.

Đại hội Đảng bộ Sở Xây dựng lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 28/6/2025, Đảng bộ Sở Xây dựng đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.

Đại hội Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 28/6, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 28/6/2025, Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.