ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hoàn thành tốt việc cụ thể hóa nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã thành công tốt đẹp với một khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp. Qua đó, Trung ương đã hoàn thành tốt việc quán triệt, cụ thể hóa toàn bộ những nội dung cốt lõi và những vấn đề lớn nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,…

Bắc Văn- ảnh Đăng Khoa

09/10/2022 15:07
Hoàn thành tốt việc cụ thể hóa nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị

Sau 7 ngày làm việc đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc sáng 9/10, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh thêm một số vấn đề và khái quát những kết quả quan trọng Hội nghị đạt đã được.

Nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và tính thích ứng của nền kinh tế

Tổng Bí thư nêu rõ, thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước còn tiếp tục phải đối mặt với không ít những hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức. Vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023, toàn Đảng, toàn dân phải tiếp tục nêu cao cảnh giác, chủ động kiểm soát có hiệu quả hơn nữa dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh, tuyệt đối không được chủ quan, để bị động, bất ngờ; bảo đảm năng lực khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh của hệ thống y tế. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là cân đối về tài chính-ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và tính thích ứng của nền kinh tế; củng cố, phát huy và tạo lập các động lực tăng trưởng mới trong trung hạn và dài hạn. Nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế. Quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo sự đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại,…

Hoàn thành tốt việc cụ thể hóa nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị

Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước

Tổng Bí thư cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng là vấn đề rất rộng lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ.

Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia cho từng thời kỳ phải dựa trên nguyên tắc: Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia cho từng thời kỳ phải dựa trên nguyên tắc: Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phải xác định rõ và đúng những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu để đạt được; và các định hướng lớn về phát triển và phân bố không gian phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu; định hướng tổ chức không gian phát triển theo vùng, lãnh thổ; định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia...

Tổng Bí thư nêu rõ, trong việc quy hoạch lần này, cần tập trung ưu tiên cho việc hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng bảo vệ môi trường, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới. Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các "đầu tàu" lôi cuốn sự phát triển của quốc gia. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục bắc-nam và trục đông-tây; kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương nhất trí cao và cho rằng, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tình hình mới; là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước; là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị; lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể; bảo đảm sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với yêu cầu giữ gìn tiến bộ và công bằng xã hội, bồi đắp và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Các cấp, các ngành cần khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng, từng địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tận dụng và phát huy lợi thế của nước đi sau và đang trong thời kỳ "dân số vàng"; kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu, thúc đẩy chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chú trọng "dịch vụ hóa" các ngành công nghiệp. Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải chú ý bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh con người Việt Nam; vai trò xung kích, đi đầu của lực lượng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và đội ngũ trí thức, giai cấp công nhân hiện đại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư nhấn mạnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn lực và có các cơ chế, chính sách đột phá, đặc thù để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên gắn với công nghệ thông minh, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng để tạo không gian phát triển mới; coi nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng.

Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải chú ý bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh con người Việt Nam; vai trò xung kích, đi đầu của lực lượng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và đội ngũ trí thức, giai cấp công nhân hiện đại.

Hoàn thành tốt việc cụ thể hóa nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự bế mạc hội nghị

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị

Tổng Bí thư cho biết, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới". Mục tiêu tổng quát là: "Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045".

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nêu trên, Trung ương yêu cầu, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, phải luôn luôn bám sát và nắm vững Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng, Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta theo các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo sau đây:

Một là, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh.

Hai là, thực hiện nhất quán nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự giám sát của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng,...

Ba là, bảo đảm yêu cầu: Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,...

Bốn là, bám sát thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, kế thừa những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích của quốc gia-dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm là, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa đổi mới lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; tiến hành khẩn trương, nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình và bước đi vững chắc,...

Ban Chấp hành Trung ương cho rằng, xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước là một quá trình, với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn với đổi mới và xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trước mắt, cần tập trung sức thực hiện một số chủ trương và nhiệm vụ quan trọng: 1) Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác lập pháp; 2) Cải cách nền hành chính Nhà nước; 3) Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án và các cơ quan Tư pháp; 4) Phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân; 5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong đó đặt trọng tâm vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật; cải cách nền hành chính Nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước được hiện đại hóa để thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; sự quản lý có hiệu lực và hiệu quả cao công việc của Nhà nước; phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển, thực hiện bằng được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hoàn thành tốt việc cụ thể hóa nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ảnh 4.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự bế mạc Hội nghị

Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao cho rằng: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thực tế vừa qua cho thấy, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, gắn với thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ và các chủ trương, đường lối của Đảng, được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bảo đảm thực hiện đúng cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong quá trình này, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; đẩy mạnh phân công, phối hợp, phân cấp, phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu; giữ vững sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng.

Để tiếp tục đổi mới thành công phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm; vấn đề đã rõ thì kiên quyết đổi mới, vấn đề cần thiết nhưng chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì phải nghiên cứu, thí điểm, không nóng vội nhưng cũng không bỏ qua hoặc để quá chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả, kinh nghiệm tốt trong phương thức lãnh đạo của Đảng đã được thực tiễn chứng minh là đúng. Ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực phải vừa quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, từng lĩnh vực và của từng loại hình cơ quan nhà nước, từng tổ chức chính trị-xã hội.

Tổng Bí thư cho rằng, trên cơ sở thống nhất cao về nhận thức, cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới, triển khai thực hiện đồng bộ cả 5 phương thức lãnh đạo của Đảng trên cơ sở đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở,…

Về một số vấn đề quan trọng khác

Điểm mới tại Hội nghị lần này là, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét, quyết định để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8/9/2022 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo Tổng Bí thư, điểm mới tại Hội nghị lần này là, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét, quyết định để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8/9/2022 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang.

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng do các vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tập trung dân chủ, về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn đến tài sản, ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền địa phương và cá nhân đồng chí.

Tổng Bí thư nêu rõ, đây là sự việc rất đau xót, nhưng vì sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, để giáo dục, ngăn ngừa, cảnh tỉnh, răn đe các trường hợp khác và vì sự lớn mạnh của Đảng buộc chúng ta phải làm. Và đây cũng là bài học đắt giá mà mỗi đồng chí chúng ta cần phải rút kinh nghiệm thật sự sâu sắc; từ đó càng phải gương mẫu, càng phải nêu gương hơn nữa trong việc tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, phải thực sự là những tấm gương tiêu biểu để cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng và noi theo,...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thành công tốt đẹp với một khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp. Qua đó, Trung ương đã hoàn thành tốt việc quán triệt, cụ thể hóa toàn bộ những nội dung cốt lõi và những vấn đề lớn nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,…

https://nhandan.vn/hoan-thanh-tot-viec-cu-the-hoa-noi-dung-cot-loi-trong-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-post718977.html

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Thảm họa sập cầu ở Mỹ: Chính phủ cấp kinh phí khẩn cấp để xây lại cầu

Thảm họa sập cầu ở Mỹ: Chính phủ cấp kinh phí khẩn cấp để xây lại cầu

20:22 , 29/03/2024

Trong một phản ứng kịp thời, chính phủ Mỹ ngày 28.3 đã cấp cho bang Maryland khoản kinh phí khẩn cấp ban đầu 60 triệu USD để dọn các mảng sập từ cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore và bắt đầu xây dựng lại cầu. Động thái này đánh dấu việc giải ngân kinh phí đặc biệt nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thanh Hoá dành khoảng 70% chỉ tiêu vào lớp 10 cho các trường THPT công lập và tư thục

Thanh Hoá dành khoảng 70% chỉ tiêu vào lớp 10 cho các trường THPT công lập và tư thục

20:19 , 29/03/2024

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT trên địa bàn. Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên Lam Sơn sẽ diễn ra vào ngày 22 - 23/5/2024, kỳ thi tuyển sinh vào 10 THPT công lập sẽ diễn ra vào ngày 13 -14/6/2024. Đối với các trường THPT ngoài công lập, việc tuyển sinh được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2024-2025, tỉnh Thanh Hoá sẽ dành khoảng 70% chỉ tiêu vào lớp 10 cho các trường THPT công lập và tư thục.

Dấu tích khởi nghĩa Bà Triệu trên đỉnh Ngàn Nưa

Dấu tích khởi nghĩa Bà Triệu trên đỉnh Ngàn Nưa

20:04 , 29/03/2024

Năm 248, sau khi phất cờ khởi nghĩa tại núi Quân Yên (nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), Bà Triệu và nghĩa quân tiến về khu vực núi Nưa (thuộc địa phận các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh) để xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Ngô. Hiện nay, trên đỉnh ngàn Nưa linh thiêng, vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích và truyền thuyết về Bà Triệu cùng cuộc khởi nghĩa lẫy lừng do Bà lãnh đạo.

Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng trưởng tích cực

19:58 , 29/03/2024

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quý 1/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt mức tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu tích cực, tạo niềm tin và động lực để các ngành, các địa phương, doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp năm 2024 từ 14,9% trở lên.

Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hoạt động tình nguyện tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân

Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hoạt động tình nguyện tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân

19:55 , 29/03/2024

Sáng ngày 29/3, Ban Thường vụ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân tổ chức chương trình tình nguyện khám bệnh, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí, tặng quà cho trẻ em, người già, gia đình chính sách và bà con Nhân dân xã Thanh Quân, huyện Như Xuân.

Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

19:52 , 29/03/2024

Chiều ngày 29/3, Công an tỉnh Thanh Hoá, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện quy chế phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự năm 2023.

Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát tại huyện Như Thanh

Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát tại huyện Như Thanh

19:49 , 29/03/2024

Ngày 29/3, Đoàn công tác của Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn huyện Như Thanh.

Mưa đá, lốc xoáy tại huyện Thường Xuân và Mường Lát

Mưa đá, lốc xoáy tại huyện Thường Xuân và Mường Lát

19:49 , 29/03/2024

Vào tối ngày 28/3, trên địa bàn huyện Thường Xuân và Mường Lát đã xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá.

Tạm dừng khai thác tại mỏ đá thuộc xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc

Tạm dừng khai thác tại mỏ đá thuộc xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc

19:48 , 29/03/2024

Ngay sau khi có thông tin mỏ đá của Công ty cổ phần Xây dựng đô thị 5, tại xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, nổ mìn khai thác đá làm đá bay vào nhà các hộ dân, sáng ngày 29/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã trực tiếp lên kiểm tra và yêu cầu tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ đá này để khắc phục hậu quả.

Hội thảo phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

Hội thảo phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

19:47 , 29/03/2024

Chiều ngày 29/3, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Vụ, viện chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng chủ trì hội thảo phổ biến, tập huấn văn bản Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các địa phương và các hiệp hội ngành nghề có liên quan trên địa bàn tỉnh tham dự hội thảo.