Hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định
Các rủi ro này thường là hành động của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã tiến hành các thay đổi pháp luật gây bất lợi, vi phạm hợp đồng hoặc hạn chế chuyển lợi nhuận và chuyển đổi tiền tệ.
Sáng 13/10, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo với chủ đề: “Hòa giải tranh chấp đầu tư: Góc nhìn Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư”. Việc tham gia ký kết nhiều Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại tự do cùng nhiều Hiệp định đa phương khác có ý nghĩa to lớn việc góp phần thu hút và làm gia tăng mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam.
Luật sư Phùng Anh Tuấn cho biết, khảo sát Rủi ro chính trị của Ngân hàng Thế giới ghi nhận có tới hơn 25% nhà đầu tư cho rằng, rủi ro chính trị khiến họ rút hỏi các hoạt động đầu tư hiện có, hoặc hủy bỏ các dự án đã lên kế hoạch. Các rủi ro này thường là hành động của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã tiến hành các thay đổi pháp luật gây bất lợi, vi phạm hợp đồng hoặc hạn chế chuyển lợi nhuận và chuyển đổi tiền tệ.
![]() |
Điều này cũng là nguyên nhân phần nào gây ra cản trở cho các nhà đầu tư tiềm năng mới. Chính vì vậy việc giảm những rủi ro ở giai đoạn ban đầu rất quan trọng, không chỉ thu hút, giữ chân và mở rộng đầu tư mà còn để ngăn ngừa các tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư, dù không mong muốn nhưng luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định, đây cũng là căn cứ để các nước thảo luận và quy định về phạm vi bảo hộ đầu tư. Đối với việc giải quyết tranh chấp, một trong những điều mà các nhà đầu tư cần chú tâm đó là vấn đề thời hiệu và phạm vi bảo hộ.
Theo đó, ngoài việc nhìn vào cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư, việc đưa các tranh chấp đầu tư giải quyết theo hình thức trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại ngay từ đầu cũng nên là một hướng đi cân nhắc. Bởi đây là hướng đi sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm những căng thẳng lên thành tranh chấp đầu tư.
Theo luật sư Đinh Ánh Tuyết, tranh chấp xảy ta đối với các hoạt động về tranh chấp đầu tư thì phương thức thương lượng, hòa giải được ưu tiên bởi đây là các phương thức có nhiều ưu điểm do tiết kiệm chi phí, nhân lực và thời gian. Hiện đã có ít nhất 18% vụ tranh chấp đã được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Với việc thương lượng, hòa giải thành công, các dự án đầu tư sẽ được tiếp tục triển khai, giảm các thiệt hại không mong muốn cho nhà đầu tư, cũng như duy trì hình ảnh tích cực của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi.
"Hoạt động hòa giải rất mới ở Việt Nam và không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Do đó hy vọng hoạt động này sẽ trở nên phổ biến hơn bởi những lợi ích to lớn từ hoạt động này mang lại. Tuy nhiên hoạt động hòa giải để chấp nhận được trong khung khổ của pháp luật Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền thì luật sư cần đưa ra các phương án thuyết phục" - luật sư Đinh Ánh Tuyết cho biết.
Các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, khi tiến hành thương lượng, hòa giải, nhà đầu tư và cơ quan đại diện nước tiếp nhận đầu tư cần lưu ý nên cân nhắc có sự hỗ trợ từ các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm để vừa giảm được những rủi ro, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, các bên trong tranh chấp cần thận trọng trong việc tiết lộ thông tin, tránh để lộ các thông tin quan trọng, điểm yếu mà bên còn lại có thể lợi dụng sau này nếu hòa giải không thành./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Khan hiếm nguồn cung đá vật liệu xây dựng thông thường
Báo cáo của Hiệp hội Đá Thanh Hoá cho biết: trong quý I/2025, nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ. Điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt trên 16.300 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Triển vọng hợp tác giữa Thanh Hoá và Đức trong đào tạo nghề, nâng cao nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, đào tạo nghề là một trong những trọng tâm đổi mới ở Việt Nam, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tại Thanh Hoá, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề với đối tác quốc tế, trong đó có Đức.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.