Hội đồng Giáo sư Nhà nước lý giải vì sao 16 ứng viên "trượt" giáo sư, phó giáo sư
Sau khi Dân trí phản ánh nhóm nhà khoa học trẻ "ấm ức" về việc xét giáo sư, phó giáo sư 2019, chiều ngày 18/11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo chí giải thích về việc vì sao ứng viên "trượt".
Trong đợt xét giáo sư, phó giáo sư năm 2019 có 16 ứng viên giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) bị “trượt” ở vòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGDNN) mặc dù đã được các hội đồng ngành/liên ngành thông qua.
Trong đó, có 7 giáo sư ở 4 hội đồng ngành/liên ngành trên tổng số 28 hội đồng ngành/liên ngành bị “trượt” là 2 ứng viên liên ngành cơ khí động lực, 1 ứng viên ngành kinh tế, 2 ứng viên ngành vật lý, 2 ứng viên ngành y;
Có 9 Phó giáo sư bị “trượt" trong đó có 1 ứng viên liên ngành cơ khí động lực, 1 kinh tế, 3 vật lý, 2 y học, 2 văn hóa nghệ thuật – thể dục thể thao.

Nhấn để phóng to ảnh
Các thành viên Hội đồng giáo sư Nhà nước
Lý giải nguyên nhân về việc 16 ứng viên trên bị loại ở vòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, việc xét ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay được thực hiện theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 8/2018.
Trước khi hội đồng họp có phiên thảo luận về quy chế để thống nhất xét. Sau khi Hội đồng thảo luận, phân tích, biểu quyết 32/32 người thống nhất nếu ứng viên nào không có hướng dẫn nghiên cứu sinh, không có hướng dẫn thạc sĩ thì không bỏ phiếu, vì đây là tiêu chuẩn cứng.
Với 7 ứng viên giáo sư thì có 6 người Hội đồng giáo sư Nhà nước (HĐ GSNN) không đưa vào danh sách bầu là do đều phạm vào tiêu chuẩn không có hướng dẫn nghiên cứu sinh; không chủ trì biên soạn giáo trình/chuyên khảo theo quy định.
Cụ thể ứng viên ngành Vật lý, thiếu hướng dẫn 02 nghiên cứu sinh, không có sách, không có công trình nghiên cứu.
Ứng viên ngành Cơ khí- Động lực thiếu hướng dẫn 02 nghiên cứu sinh; ngành Kinh tế, ứng viên thiếu hướng dẫn 02 nghiên cứu sinh, không chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo.
Ngành Y học, ứng viên thiếu hướng dẫn 02 nghiên cứu sinh và không chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo.
Còn với trường hợp ứng viên giáo sư ngành Vật lý, mới được công nhận Phó Giáo sư năm 2018 và đến năm 2019 thì nộp hồ sơ xin xét chức danh Giáo sư. Điểm rất cao, đạt tới hơn 65 điểm nhưng Hội đồng nhận ra số điểm này được tích lũy chủ yếu trong thời gian trước khi làm phó giáo sư.
Còn thời gian từ phó giáo sư đến trước khi xét tuyển giáo sư mới chỉ công bố được 06 bài báo quốc tế ISI, đề tài không có, giải pháp hữu ích không có và mới chỉ đang hướng dẫn được một nghiên cứu sinh (phải bù 03 bài báo quốc tế mới đủ điểm về hướng dẫn nghiên cứu sinh) nhưng nếu bù thay thế bằng 3 bài báo công bố quốc tế là tác giả chính sau PGS thì thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học sau PGS còn quá ít nên ứng viên không thuyết phục được hội đồng nhà nước.
Đối với 7 trường hợp ứng viên giáo sư này được 100% hội đồng bỏ phiếu 32/32 không được vào danh sách.
Đối với 9 ứng viên PGS, ông Tuấn cho hay, các ứng viên đều thiếu một trong các điều kiện sau: thiếu hướng dẫn học viên được cấp bằng thạc sỹ; không tham gia đào tạo liên tục 3 năm cuối; đang trong thời gian bị kỷ luật; thiếu bài báo quốc tế, nhưng không có chương sách do NXB quốc tế uy tín hoặc sách chuyên khảo do NXB uy tín; thiếu giờ giảng, phải gấp đổi điểm CTKH, nhưng không đạt đủ số điểm tối thiểu theo quy định.

Nhấn để phóng to ảnh
Ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước
Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước giải thích, việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019 áp dụng cho đối tượng là các giảng viên đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước, nên HĐGSNN thống nhất 2 nguyên tắc:
- Áp dụng nghiêm những tiêu chuẩn cứng. Theo đó, tổng điểm quy đổi tối thiểu, chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo đối với ứng viên giáo sư, số CTKH quy định, 3 năm cuối giảng dạy liên tục;
- Áp dụng quy định của Quyết định 37 theo hướng nâng cao đối với những tiêu chuẩn được bù thay thế về thực hiện nhiệm vụ đào tạo; các ứng viên không đủ đối các tiêu chuẩn này là chỉ được thiếu một phần, không được thiếu toàn bộ.
Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, sau khi công bố danh sách các ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2019 đủ số phiếu tín nhiệm thì những ứng viên không đủ số phiếu tín nhiệm, HĐGSNN đã giao cho chủ tịch hội đồng các ngành/liên ngành liên quan giải thích cho các ứng viên “trượt” lý do họ không được xét tại hội đồng nhà nước.
“Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ trực tiếp trả lời từng ứng viên, nếu họ có thắc mắc. Đến thời điểm này Văn phòng chưa nhận trực tiếp bất kỳ thắc mắc nào. Ngay cả bức “tâm thư” được cho là của một nhóm nhà khoa học trẻ gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mà báo chí phản ánh Văn phòng cũng không biết là có hay không vì chưa nhận được” – Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước bày tỏ.
Ông Tuấn cho biết thêm, trước kỳ họp xét giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng giáo sư nhà nước đã được nhận văn bản từ Văn phòng Chính phủ chỉ đạo về việc xét giáo sư, phó giáo sư, trong đó có một yêu cầu duy nhất là: “Đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước thực hiện nghiêm túc việc xét ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư theo đúng quy định của Quyết định 37”. Vậy nên, HĐGSNN thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Chính phủ.
Hồng Hạnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Chiều ngày 26/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025 - 2026.

Kết thúc ngày thi đầu tiên an toàn, nghiêm túc
Kết thúc ngày thi đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 tại Thanh Hoá, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày thi đầu tiên diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.