Hội nghị cấp cao ASEAN thảo luận về nhiều chủ đề nóng
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41; cùng hội nghị ASEAN với các đối tác diễn ra tại Campuchia là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nối lại đối thoại trực tiếp giữa các lãnh đạo sau hơn 2 năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Tại các hội nghị, lãnh đạo ASEAN đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ và Ấn Độ.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiều thông điệp quan trọng về các vấn đề khu vực và quốc tế tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 41 (Ảnh: VGP)
Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN-Mỹ nêu rõ: "Việc hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện phản ánh tham vọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 9 và Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022, đồng thời mở ra những lĩnh vực hợp tác mới có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của 1 tỉ dân của hai bên". Hai bên cũng tái khẳng định sự ủng hộ kiên định đối với cấu trúc khu vực cởi mở, minh bạch, bền vững, bao trùm và lấy ASEAN làm trung tâm, nằm giữa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thúc đẩy vai trò mạnh mẽ, thống nhất và mang tính xây dựng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden hoan nghênh việc hai bên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ông Biden nhấn mạnh khuôn khổ đối tác vừa được nâng cấp là bước đi "nhằm giải quyết các vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta", giúp xây dựng "một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ổn định, thịnh vượng, an ninh và bền vững".
Ông Biden một lần nữa khẳng định khu vực Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ và Washington cam kết hợp tác mọi nguồn lực trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Ngoài các mối quan hệ song phương giữa ASEAN với các đối tác khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Australia… được tập trung thảo luận tại hội nghị, các vấn đề quốc tế "nóng nhất" của khu vực và thế giới hiện nay như Biển Đông, Myanmar, bán đảo Triều Tiên, xung đột Nga-Ukraine… cũng nhận được sự quan tâm, trao đổi sâu rộng tại hội nghị. Cả Ngoại trưởng Nga và Ukraine đều có mặt tại Campuchia. Ukraine đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Trong khi Ngoại trưởng Nga mong muốn Việt Nam tiếp tục là cầu nối với các nước ASEAN.

Seoul tụt hạng mạnh trong bảng xếp hạng thành phố giàu có toàn cầu
Dữ liệu công bố ngày 11/4 cho thấy thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã bị sụt hạng mạnh trong danh sách 50 thành phố giàu có nhất thế giới năm 2024, do đồng won mất giá so với USD và tình trạng di cư của các triệu phú có giá trị tài sản ròng cao.

Mỹ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân mới
Cựu Chuẩn tướng không quân Dan Caine đã được bầu chọn làm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, chỉ 2 tháng sau khi người tiền nhiệm của ông bị Tổng thống Donald Trump sa thải.

Argentina đạt thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế về khoản vay 20 tỷ USD
Chính phủ Argentina ngày 11/4 tuyên bố đã đạt được thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, thỏa thuận này đi kèm việc nới lỏng kiểm soát ngoại hối, cũng như dỡ bỏ quản lý biến động giá trị đồng peso nội tệ so với đồng USD.

Thăm dò trước cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc: Cựu Chủ tịch đảng đối lập chính dẫn đầu cuộc đua
Sau những gì đã xảy ra trong thời gian vừa qua liên quan đến cuộc phế truất tổng thống thành công và cuộc phế truất quyền tổng thống không thành công, chính trường Hàn Quốc hiện đang chứng kiến một cuộc đua nước rút hướng tới cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3/6 tới và mối quan tâm hiện nay là sự tương quan giữa các ứng cử viên trong cuộc đua vào ghế chủ nhân Nhà Xanh quyền lực.

Đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran diễn ra tại thủ đô Muscat của Oman
Thủ đô Muscat của Oman đã được chọn làm nơi diễn ra cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/4. Được biết, cuộc đàm phán sẽ do Ngoại trưởng Abbas Araqchi dẫn đầu phái đoàn của Teheran, trong khi đó đặc phái viên của Tổng thống Mỹ , ông Steve Witkoff sẽ đại diện Washington, cùng với Ngoại trưởng Oman Badr al-Busaidi làm trung gian.

Trung Quốc cân nhắc chiến lược mới trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Bắt đầu từ 12/4, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải trả giá tiền hơn gấp đôi trong mỗi lô hàng của mình xuất khẩu vào Trung Quốc bởi Trung Quốc đã chính thức đánh thuế 125% đối với hàng hóa của Mỹ. Động thái này nhằm áp trả các quyết định của Tổng thống Mỹ Donal Trump nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên tới 145% trong bối cảnh xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất Thế giới tiếp tục leo thang và đe dọa gây gián đoạn nghiêm trọng...

Thị trường toàn cầu phản ứng tích cực trước quyết định tạm hoãn áp thuế của Mỹ
Quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng đầy bất ngờ của tổng thống Mỹ ngày 9/4 đã nhanh chóng gây chấn động các thị trường tài chính quốc tế và kéo theo phản ứng tích cực rõ rệt trên nhiều lĩnh vực kinh tế – từ thị trường chứng khoán, dầu mỏ đến giá vàng.

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
Rạng sáng 10/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày, nhưng tăng thuế đối ứng với Trung Quốc lên 125%.

Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác trung ương về công tác liên quan đến các nước láng giềng
Trong hai ngày 8-9/4, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị công tác trung ương về công tác liên quan đến các nước láng giềng. Đây là hội nghị đầu tiên về công tác ngoại giao láng giềng được lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tổ chức kể từ năm 2013.

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lên tiếng hoan nghênh
Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, dư luận bên trong nước Mỹ cũng như nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế ngay lập tức đã lên tiếng hoan nghênh, đồng thời coi đây là một bước đi tích cực giúp hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.