ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hội nghị G7 thảo luận về an ninh lương thực và năng lượng

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 12-5 đã tụ họp tại bang Schleswig-Holstein, miền Bắc nước Đức để thảo luận về cuộc xung đột Nga - Ukraine và tác động toàn cầu của nó, đặc biệt đối với giá lương thực và năng lượng.

13/05/2022 18:29

 

Ngoại trưởng Đức phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở Weissenhäuser Strand, Đức, ngày 12/5/2022. (Ảnh: AP)
Ngoại trưởng Đức phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở Weissenhäuser Strand, Đức, ngày 12/5/2022. (Ảnh: AP)

Phát biểu trước thềm cuộc họp, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh, hội nghị lần này có tầm quan trọng chiến lược, bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine không chỉ gây ra khủng hoảng sâu sắc đối với toàn châu Âu, mà còn là cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu.

Do Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của thế giới, nên cuộc xung đột ở nước này đang gây ra những tác động lớn tới an ninh lương thực toàn cầu do có hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine. Ngoại trưởng Đức cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực trước tiên ở châu Phi và Trung Đông do hậu quả của xung đột, vì hiện có tới 25 triệu tấn ngũ cốc mà thế giới rất cần đang bị phong tỏa tại các cảng ở Ukraine. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng lương thực này sẽ càng nghiêm trọng hơn nữa- dưới tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tại hội nghị lần này, các bên tham gia cũng sẽ thảo luận về an ninh năng lượng của châu Âu trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm gần đây. G7 cũng sẽ bàn về các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Trong một phát biểu ngày 12-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt chống Moskva là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Cùng ngày, trong bối cảnh lo ngại cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, ngày 12/5, Ủy ban châu Âu đã lên kế hoạch khẩn cấp để giúp vận chuyển lúa mì và ngũ cốc đang bị mắc kẹt tại các cảng bị bao vây của Ukraine.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cảnh báo, cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự gia tăng số lượng các cuộc tấn công khủng bố có thể đặt ra một thách thức an ninh nghiêm trọng đối với cả châu Âu và châu Phi.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12-5 cho biết, bản thân ông đã sẵn sàng đối thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ông nói: “Chúng ta phải tìm được một thỏa thuận, với điều kiện không có tối hậu thư. Ukraine sẽ không bao giờ công nhận Crưm là một phần của Nga. Crưm luôn có quyền tự trị và nghị viện riêng, nhưng thuộc Ukraina”. Ông Zelensky nói thêm: “Chúng tôi muốn quân đội Nga rời khỏi Ukraine, chúng tôi không muốn lãnh thổ Nga. Chúng tôi sẽ không chiều lòng ông Putin bằng việc cắt phần lãnh thổ của đất nước mình. Điều đó sẽ không công bằng”.

Trong diễn biến khác liên quan, phía Nga cũng vừa nêu điều kiện để kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine. Phó đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc nêu rõ, nước này sẽ dừng ngay lập tức chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine nếu Kiev 'thừa nhận thực tế rằng họ phải thỏa hiệp'.

Trả lời phỏng vấn với trang tin UnHerd hôm 12/5, ông Dmitry Polyansky - Phó Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, cho hay: “Mục tiêu chính (của chiến dịch quân sự của Nga) là đem lại hòa bình cho khu vực Donbass, nhưng vì thực tế thì, vẫn còn đó một nhóm quân Ukraine án ngữ gần đường liên lạc với các nước cộng hòa ở Donbass, nên việc hạn chế và tước bỏ các nguồn cung cấp quân sự đối với nhóm quân này là điều rất cần thiết- để họ không còn khả năng tấn công các khu vực dân sự ở Donetsk và Lugansk. Để hoàn thành nhiệm vụ này, không thể giới hạn chiến dịch quân sự đặc biệt trong các khu vực cụ thể".

Theo Bản tin 18h30/TTV

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng giữa Nhật và Mỹ tại Tokyo kết thúc

Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng giữa Nhật và Mỹ tại Tokyo kết thúc

18:22 , 13/12/2024

Sau 3 ngày làm việc tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 12/12, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết diễn đàn về chiến lược hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ, với tên gọi “Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng”, đã bế mạc.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

18:22 , 13/12/2024

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/12 đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi lần thứ tư trong năm nay đồng thời để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đồng euro đang chịu áp lực từ những bất ổn chính trị và nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ.

Thủ lĩnh đảng đối lập Hàn Quốc kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol

Thủ lĩnh đảng đối lập Hàn Quốc kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol

18:20 , 13/12/2024

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng. Sáng 13/12 lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tiếp tục kêu gọi các nghị sĩ bỏ phiếu luận tội Tổng thống lần thứ 2. Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc cũng tổ chức phiên họp để chất vấn thành viên nội các về việc ban bố thiết quân luật.

Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường chi quốc phòng

Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường chi quốc phòng

18:19 , 13/12/2024

Ngày 12/12 Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng trên mức 2% hiện nay để củng cố năng lực quân sự và tránh nguy cơ phải bước vào một cuộc xung đột lớn, tiềm tàng trong tương lai.

Syria: Hoạt động của Quốc hội tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực

Syria: Hoạt động của Quốc hội tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực

18:18 , 13/12/2024

Chính phủ chuyển tiếp Syria ngày 12/12 cho biết hoạt động của Quốc hội và việc thực hiện các quy định theo Hiến pháp của đất nước sẽ bị tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài 3 tháng.

Bulgaria, Romania trở thành thành viên chính thức khối Schengen

Bulgaria, Romania trở thành thành viên chính thức khối Schengen

18:16 , 13/12/2024

Ngày 12/12, các bộ trưởng nội vụ EU đã chấp thuận cho Bulgaria và Romania trở thành thành viên chính thức trong Khu vực Schengen. Hungary, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố kể từ ngày 1/1/2025, các biện pháp kiểm soát biên giới đất liền nội bộ của EU với Bulgaria và Romania sẽ được dỡ bỏ. Đây là chiến thắng to lớn cho Bulgaria, Romania và toàn châu Âu. Bước đi này không chỉ củng cố khu vực Schengen mà còn thúc đẩy phát triển thêm thị trường nội khối, tăng cường các hoạt động du lịch, thương mại.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump công bố chính sách khi nhậm chức

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump công bố chính sách khi nhậm chức

20:16 , 09/12/2024

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây của NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố những thay đổi quan trọng sẽ thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tới. Đây là cuộc phỏng vấn với truyền hình đầu tiên sau bầu cử của ông Trump, diễn ra ở Manhattan, nơi ông dành hơn một giờ để nói về các kế hoạch chính sách mà người dân Mỹ có thể mong đợi trong nhiệm kỳ "2.0" của ông.

Mỹ, Israel ồ ạt không kích mục tiêu tại Syria sau chính biến

Mỹ, Israel ồ ạt không kích mục tiêu tại Syria sau chính biến

20:16 , 09/12/2024

Với các mục đích khác nhau, quân đội Mỹ và Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc không kích tại Syria, sau khi lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Hàn Quốc: Tổng thống vẫn nắm quyền kiểm soát lực lượng vũ trang nhưng bị cấm xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra

Hàn Quốc: Tổng thống vẫn nắm quyền kiểm soát lực lượng vũ trang nhưng bị cấm xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra

20:15 , 09/12/2024

Ngày 9/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ngoài ra bộ trên xác nhận, quyền kiểm soát lực lượng quân sự của nước này hiện nằm trong tay Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

23:19 , 02/12/2024

Ngày 1/12, theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA), hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết, hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.