Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến thương mại khu vực Bắc Trung Bộ năm 2022
Sáng 25/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại khu vực Bắc Trung Bộ. Hội nghị nằm trong khuôn khổ chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, thu hút tham gia của đông đảo doanh nghiệp, Hợp tác xã trong khu vực Bắc Trung Bộ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của địa phương, đơn vị đến đối tác, khách hàng. Thời gian qua, hoạt động sản xuất, thương mại, xuất khẩu của khu vực Bắc Trung Bộ không ngừng mở rộng, phát triển với các sản phẩm đa dạng, phong phú. Tại đây đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, các cơ sở chế biến tập trung hiện đại, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp.
Các ý kiến tham luận đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh kết nối giao thương, xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu tại khu vực Bắc Trung Bộ như: Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP; công tác quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại; việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá, kết nối giao thương hàng hóa; gỡ bỏ các hàng rào quy định để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Tại hội nghị, đã có 6 biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến thương mại giữa các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp được ký kết. Trong khuôn khổ hội nghị, Ban Tổ chức cũng đã bố trí các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, tiềm năng xuất khẩu của các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ.
Thông qua hội nghị nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, phân phối, các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Bắc Trung Bộ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa. Từ đó, góp phần hình thành các chuỗi liên kết, cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.