Hội nghị trực tuyến toàn quốc về lưu thông hàng hóa, hành khách và phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
(TTV) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 281/TB-VPCP ngày 26/10/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về lưu thông hàng hóa, hành khách và phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
![]() |
Phó Thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian ngắn đã phối hợp với các bộ, địa phương thống nhất để khôi phục bước đầu hoạt động vận tải hành khách (bằng đường bộ, đường hàng không và đường sắt) trong điều kiện bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trên cơ sở ý kiến thảo luận, đánh giá kết quả đạt được và tình hình dịch COVID-19 hiện nay, đề nghị các bộ, ngành, địa phương quán triệt các cơ quan, đơn vị nêu cao trách nhiệm chính trị, quyết tâm, nỗ lực hơn nữa nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh quý IV năm 2021.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, vừa bảo đảm khôi phục sản xuất kinh doanh, nhu cầu đi lại của người dân, vừa bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thống nhất chủ trương mở lại, tăng dần tần suất các chuyến bay trên các đường bay chính (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh); đối với các đường bay khác và vận tải hành khách bằng đường sắt được hoạt động với tần suất phù hợp theo kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương khẩn trương triển khai các nội dung sau:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh quy định về tiêu chuẩn, điều kiện hành khách để đáp ứng nhu cầu đi lại chính đáng của nhân dân trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, thích ứng, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát ban hành quy định, kế hoạch hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực phù hợp với điều kiện hiện nay, trong đó lưu ý rà soát khắc phục ngay những hạn chế, bất cập, bảo đảm kiểm soát tốt việc đón trả hành khách trong hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ, đường sắt.
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế giám sát, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các địa phương; kịp thời chấn chỉnh và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp thực hiện không đúng quy định; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ để xem xét, xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1322/CĐ-TTg ngày 10/10/2021.
Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phù hợp trong quản lý, theo dõi, phát hiện kịp thời, nhanh nhất người bị nhiễm COVID-19 để ngăn chặn ngay, không để lây lan, mất kiểm soát, trong đó nâng cao vai trò của hệ thống cấp cơ sở, đặc biệt là Tổ COVID cộng đồng.
Không tự ban hành các văn bản riêng trái với quy định chung
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 1322/CĐ-TTg ngày 10/10/2021 và các chính sách, giải pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhằm từng bước khôi phục và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, hành khách. Trong đó lưu ý:
Khẩn trương hoàn thành việc thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chủ động tổ chức các hoạt động gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Đây là yếu tố có vai trò rất quan trọng, là điểm tựa để doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện thống nhất theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, không tự ban hành các văn bản riêng trái với quy định chung về hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa, hành khách, sản xuất, kinh doanh.
Ưu tiên tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho người lao động tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.