Hội Nông dân Vĩnh Lộc hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm OCOP
(TTV) - Trong 4 năm qua, Hội Nông dân huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Với mục tiêu sản xuất, cung ứng sản phẩm rượu an toàn chất lượng đến tay người tiêu dùng, cơ sở rượu An Tâm, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc đã liên kết với Hội nông dân các xã trồng cây dược liệu Sâm Báo để làm nguyên liệu sản xuất rượu Sâm Báo tại địa phương. Để xây dựng sản phẩm rượu Sâm Báo thành sản phẩm OCOP, Hội nông dân huyện đã hướng dẫn, tư vấn cho cơ sở làm hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia chương trình OCOP. Cơ sở đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, ứng dụng công nghệ xử lý độc tố... đảm bảo chất lượng sản phẩm. Năm 2019, sản phẩm rượu Sâm Báo của cơ sở rượu An Tâm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, doanh số tăng lên gấp 2 đến 3 lần so với trước.
Nhận thức rõ vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, thông qua các hội nghị tập huấn, sinh hoạt chi, tổ hội, các cấp hội nông dân huyện Vĩnh Lộc đã tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa chương trình OCOP. Từ đó giúp nông dân hiểu rõ, nắm bắt được ý nghĩa và hiệu quả của chương trình OCOP để chủ động tham gia. Hội cũng đã tư vấn, hỗ trợ cho các HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh các sản phẩm có tiềm năng thế mạnh để xây dựng sản phẩm OCOP, đồng thời hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ thủ tục, tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác và hỗ trợ vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân để mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó, khuyến khích, tạo điều kiện và động lực cho các chủ thể mạnh dạn đầu tư, nâng cấp cở sở hạ tầng, mua máy móc, thiết bị để mở rộng sản xuất. Từ năm 2019 đến nay, huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng được 11 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh do nông dân làm chủ thể, trong đó có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 7 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận là OCOP đều tăng doanh thu, bình quân tăng từ 20 đến 30% so với trước.
Trong thời gian tới, Hội nông dân huyện Vĩnh Lộc đang đấu mối để hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của hội viên nông dân lên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Postmart, Agripostmart… để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, Hội tiếp tục hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản phẩm OCOP từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị nông sản của địa phương./.
Theo Lan Hương - Xuân Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 2/5
Đọc thêm
Thanh Hóa có 94.000 ha dược liệu trồng dưới tán rừng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 94.000 ha trồng cây dược liệu dưới tán rừng, với khoảng 1.000 loại. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000 ha trồng dược liệu trên đất trồng cây hàng năm. Các loại cây dược liệu chủ yếu trồng tập trung tại các huyện miền núi của tỉnh.
Phát triển 220 ha tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao
Tính đến tháng 12 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được khoảng 220 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng công nghệ cao, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước.
Thủy sản về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2023.
Giảm 2% lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629 ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).
Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Á – Thái Bình Dương
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương trong năm nay và năm sau. Đây là nhận định mà Ngân hàng Thế giới World Bank vừa đưa ra.
Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024
Tối ngày 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 cho Top 10, Top 100 và Top 200 thương hiệu Việt Nam tiêu biểu. Tỉnh Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp được trao giải Sao Vàng đất Việt lần này.
11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD, tăng trên 14%, tương ứng tăng 46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước
Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Tính đến đầu tháng 12 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mang lại giá trị hơn 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD
Năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023. Hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ 2 về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.