Hội thảo khoa học quốc gia "Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký"
(TTV) - Chiều ngày 20/4, tại huyện Thiệu Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký" nhân kỷ niệm 700 năm ngày mất của Lê Văn Hưu (1322 – 2022), người biên soạn bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Dự hội thảo có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo huyện Thiệu Hóa.
![]() |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành đền thờ Lê Văn Hưu (tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa). Chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam lưu danh hơn 200 người con của Thanh Hoá thi đỗ tiến sĩ, trong đó Bảng nhãn Lê Văn Hưu là một trong số những nhân vật tiêu biểu. Ông là nhà sử học, người thầy, nhà quân sự, danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIII - XIV. Sinh thời, Bảng nhãn Lê Văn Hưu là người có lòng yêu thương dân chúng và cống hiến, phụng sự triều đình, với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đất nước thái bình, thịnh vượng. Phát huy truyền thống hiếu học, yêu nước và cống hiến cho quê hương của Bãng nhãn Lê Văn Hưu, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Đây là tiền đề, là động lực hết sức quan trọng để Thanh Hoá tiếp tục nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, phấn đấu sớm đưa Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của đất nước.
Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã dầy công nghiên cứu, tập hợp tư liệu về Bảng nhãn Lê Văn Hưu và bộ Đại Việt sử ký; sự phối hợp trách nhiệm của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam với UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc chuẩn bị nội dung, triển khai tổ chức Hội thảo; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng cũng bày tỏ mong muốn: thông qua những tham luận và ý kiến được trình bày tại hội thảo sẽ làm phong phú, sâu sắc thêm những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp, tôn vinh những cống hiến to lớn của Nhà sử học Lê Văn Hưu và bộ Đại Việt sử ký đối với quê hương, đất nước. Đây sẽ là những nguồn tư liệu lịch sử hết sức quý báu và là tài liệu quan trọng để tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự cống hiến của các bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước. Từ đó, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN thời kỳ hội nhập và phát triển.
![]() |
Các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký” đã tập trung làm rõ về thời đại, quê hương; về sự nghiệp sử học của Lê Văn Hưu; và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lê Văn Hưu.
Lê Văn Hưu sinh năm 1230, ở làng Phủ Lý (nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1272, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu soạn xong bộ “Đại Việt sử ký” gồm 30 quyển. Lê Văn Hưu đã thu thập tất cả các sách sử ghi chép ít ỏi, sơ sài của thời Lý và cùng thời để biên soạn lại và viết thêm rất nhiều để thành bộ quốc sử ghi chép lịch sử nước ta từ thời Triệu Vũ Đế (207 trước công nguyên) đến đời Lý Chiêu hoàng (1244). Bộ Quốc sử “Đại Việt sử ký” ngay từ khi mới ra đời đã có những đóng góp xứng tầm vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa vương triều Trần phát triển đến đỉnh cao huy hoàng. Lê Văn Hưu vì thế đã trở thành Tổ sư của nền Sử học Đại Việt - Việt Nam.
![]() |
Tham luận của các nhà khoa học lịch sử, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định: “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu đánh dấu sự phát triển cao về học thuật. Lê Văn Hưu đã dựa trên các quan niệm căn bản và chính yếu để làm nên tác phẩm này, đó là quan niệm sử học Nho giáo, quan niệm luân lý sử học, quan niệm đạo lý sử học thay quan điểm chính trị sử học. Tiếc rằng bộ “Đại Việt sử ký” đã bị thất truyền, chỉ được nhắc đến trong các bộ sử sau này. Người đọc có thể tìm được nhiều nội dung của “Đại Việt sử ký” qua 30 đoạn trích dẫn trong bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” của sử thần Ngô Sỹ Liên; qua đó cho thấy tác phẩm “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu như dấu mốc lớn, đặt cơ sở đầu tiên cho nền sử học nước nhà phát triển. Bằng tài năng, đức độ, Lê Văn Hưu đã ghi tên mình vào “bảng vàng” danh nhân văn hóa Việt Nam; đồng thời, trở thành niềm tự hào của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa Thanh Hóa.
![]() |
Theo đánh giá của Ban tổ chức Hội thảo, các vấn đề về tiểu sử, hành trạng của Lê Văn Hưu và bộ “Đại Việt sử ký” đã cơ bản được giải quyết và thống nhất; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lê Văn Hưu cũng được quan tâm chú trọng. Đây chính là những căn cứ khoa học quan trọng để hướng tới kỷ niệm 800 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa lớn Việt Nam, Tổ sư ngành sử Lê Văn Hưu vào năm 2030./.
Theo Hữu Đại/ Bản tin Thời sự tối ngày 20/04/2022
Đọc thêm

Ngày 9/5, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Ngày 9/5, Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại với trọng tâm là Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow. Đây là ngày lễ đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay và nhiều quốc gia trên thế giới.

Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng từ ngày 7/5 - 9/5/2025
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 7/5 - 9/5/2025, thời tiết trên địa bàn các huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, khô hanh kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng dự báo cấp III (Cấp cao), cụ thể như sau:

Đừng quên hiểm họa phát xít
Ngày 9/5/1945, đại diện Đức quốc xã ký thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện, không chỉ là Ngày Chiến thắng vinh quang của quân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945) mà còn trở thành Ngày Chiến thắng chung, niềm tự hào chung của tất cả lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID đến hết ngày 29/5
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn tham quan, tìm hiểu tại tỉnh Thanh Hóa
Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, ngày 8/5, đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn do đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn đã đi tham quan, tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật
Chiều ngày 8/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân và Luật Thanh tra (sửa đổi).

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho ý kiến vào Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng ngày 8/5, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Trong đó, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.

Không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số
Sáng ngày 8/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số”.

Quan Sơn công bố đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư
Sáng ngày 07/5, Uỷ ban nhân dân huyện Quan Sơn tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.