Hội thảo "Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số": Chuyển đổi số không chỉ là thay đổi công nghệ
Hội thảo "Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số" mang đến những nhận định từ các chuyên gia, mở ra nhiều góc nhìn mới cho truyền hình trong kỷ nguyên mới.
Nằm trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) lần thứ 42, hội thảo "Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số" diễn ra vào sáng 20/3 đề cập tới một chủ đề mang tính thời sự và cấp thiết. Sự kiện do Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, với sự tham gia của ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; ông Phosy Keomanivong - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào; bà Simmany Keokene - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Quốc gia Lào. Về phía Đài THVN, tham dự sự kiện có ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

Nhà báo Phạm Anh Chiến - Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài THVN phát biểu khai mạc Hội thảo.
Khẳng định ở phần mở đầu Hội thảo, nhà báo Phạm Anh Chiến - Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài THVN cho hay, trong kỷ nguyên số, nơi công nghệ không ngừng định hình lại cách sản xuất, phân phối và tiếp nhận thông tin, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu để không chỉ Đài THVN mà còn là ngành truyền hình thích nghi và phát triển.
"Chuyển đổi số là hành trình dài, nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo, nỗ lực của đội ngũ và sự học hỏi lẫn nhau, VTV sẽ tiếp tục dẫn đầu. Hội thảo này là cơ hội để chúng ta cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và hướng tới một nền báo chí truyền hình hiện đại. Tôi tin rằng qua những trao đổi, chúng ta sẽ tìm thấy những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng công việc trong môi trường số", nhà báo Phạm Anh Chiến nói.
Những diễn giả tham gia Hội thảo "Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số" đã đưa ra nhiều chủ đề thú vị. Đó là những kinh nghiệm của phóng viên truyền hình chuyển sang tác nghiệp đa nhiệm và thành công trong môi trường số được chia sẻ bởi phóng viên Trường Sơn (TT Sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài THVN); câu chuyện mô hình sản xuất Livestream “Breaking News – Trực tiếp từ hiện trường” của Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số được nhà báo Thư Hiền, hay vấn đề tạo lập MC ảo và trường quay ảo bằng AI của chuyên gia AI Phạm Tấn Anh Vũ – Công ty CP Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam (VAIS)...

Nhà báo Ngô Trần Thịnh - Trưởng phòng Đa truyền thông, Trung tâm Tin tức, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) chia sẻ tại Hội thảo
Là một diễn giả tham dự Hội thảo, ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam - đã chia sẻ câu chuyện về chuyển đổi số báo chí chính là thay đổi tư duy của lãnh đạo. "Điều quan trọng là bên cạnh sử dụng những công nghệ cao, chúng ta phải đổi mới sáng tạo rất nhiều để tạo ra sự khác biệt. Nếu chỉ làm những bản tin như hàng ngày thì người xem sẽ đi hết. Bởi ở ngoài kia mỗi cá nhân, mỗi tổ chức lại có rất nhiều công nghệ trong tay để tạo ra rất nhiều sản phẩm thú vị", ông Lê Quốc Minh phân tích.

Đồng quan điểm với ông Lê Quốc Minh, ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài THVN - nhận định việc nhà báo phải lên nền tảng số là để đi tìm những người khán giả ngày mai của truyền hình và trong quá trình đó, chúng ta đã dần định nghĩa lại thế nào là truyền hình. "Giờ không còn là truyền hình tuyến tính, không còn là câu chuyện khán giả phải đón xem chương trình, không còn khái niệm phải xem ở truyền hình mới xem được thông tin nhanh nhạy chính xác. Chúng ta đang bị rất nhiều cạnh tranh. Đang có sự bình dân, dân chủ hóa về trang thiết bị công nghệ, cho phép người ta có thể biểu đạt và xuất bản sản phẩm lên không gian mạng", ông Nguyễn Thanh Lâm nói.
"Công nghệ số giúp chúng ta làm rất nhiều thứ, đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, đến được với khán giả của mình bây giờ và tương lai, đồng thời cho chúng ta công cụ để đánh giá kết quả lao động thực sự", ông Nguyễn Thanh Lâm nói thêm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Lâm cũng cho rằng cần đặt ra những vấn đề giới hạn về mặt đạo đức để xác định lằn ranh rõ ràng giữa công nghệ hỗ trợ con người với trách nhiệm xã hội và những kinh nghiệm sống không thể được thay thế nhanh bằng AI hay công nghệ nào đó.
Hội thảo "Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số" đã mang đến nhiều thông tin bổ ích, giúp các nhà báo hiểu rõ hơn về sự thay đổi của ngành và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Việc nắm bắt xu hướng công nghệ, rèn luyện kỹ năng tác nghiệp đa nền tảng và duy trì đạo đức nghề nghiệp là những yếu tố quan trọng giúp nhà báo truyền hình không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Sự kiện kết thúc với những nhận định sâu sắc từ các chuyên gia, mở ra hướng đi mới cho báo chí truyền hình trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện truyền tải
Hiện nay, Truyền tải Điện Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác sản xuất. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa, độ tin cậy, chính xác của hệ thống lưới điện truyền tải và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.

Khởi nghiệp từ nghề làm bánh truyền thống
Là người con xứ Huế về làm dâu Thanh Hóa, chị Lê Thị Trâm, ở Phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm bánh truyền thống. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở làm bánh của chị Trâm còn tạo việc làm cho một số lao động trên địa bàn.

Công bố lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người dưới 35 tuổi
Ngân hàng Nhà nước thông báo mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội từ nay đến ngày 31/12/2025.

Hết năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 68.000 trạm BTS 5G
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có 11.000 trạm 5G được triển khai, phủ sóng trên 26% dân số và dự kiến đến hết năm 2025 là 68.000 trạm.

Sầm Sơn triển khai quy định mới với xe điện: An toàn nhưng chưa thuận tiện
Từ ngày 1/7, xe điện tại Sầm Sơn chỉ được phép hoạt động trên những tuyến đường có biển báo giới hạn tốc độ 30km/h. Ghi nhận của phóng viên Chuyên mục ATGT 24h tại phường Sầm Sơn, trong ngày đầu tiên thực hiện, các lái xe điện đã chấp hành đúng quy định mặc dù không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Người dân được chọn địa điểm đăng ký xe từ 1/7
Cá nhân, tổ chức sẽ được phép đăng ký xe tại bất kỳ Công an cấp xã nào trong tỉnh, thành phố nơi mình cư trú từ 1/7/2025.

Đề xuất mức thu phí với 13 tuyến cao tốc hoàn thành năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 dựa trên tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.

Tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người qua Tổng đài 111
Theo Nghị định 162/2025 của Chính phủ, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người sử dụng số điện thoại ngắn 111 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người.

Đảm bảo an ninh trật tự ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cùng với công tác sáp nhập địa giới hành chính, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, lực lượng Công an cấp xã, phường cũng có nhiều thay đổi cả về số lượng cán bộ, chiến sĩ và địa điểm làm việc. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng từ sớm, các đơn vị Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động ổn định thường ngày, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ
Từ ngày 01/7, 166 Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động sau điều chỉnh địa giới hành chính. Khối lượng công việc lớn, địa bàn thay đổi nhiều, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao nhất, quyết tâm “bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.