Hội tin học Thanh Hóa - Dấu ấn nhiệm kỳ 2017 - 2022
Ra đời năm 2014, gần 10 năm qua, Hội Tin học Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ IV (2017- 2022), Hội đã có những đóng góp tích cực ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trong 5 năm qua, Hội Tin học Thanh Hóa luôn nắm bắt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phối hợp, triển khai các đề án, dự án công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ sử dụng công nghệ thông tin, tư vấn, thẩm định các dự án. Hội đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức về công nghệ thông tin - truyền thông để xây dựng và phát triển tổ chức hội, phát huy sự chủ động của các chi hội; qua đó tăng cường nguồn lực, tạo môi trường hoạt động xã hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin - truyền thông.
Hiện Hội tin học Thanh Hóa có 18 chi hội, với gần 500 hội viên. Các chi hội đều có những hoạt động hiệu quả, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trên nhiều lĩnh vực. Ông Phạm Đức Thọ, Giám đốc công ty Cổ phần công nghệ LigoSoft cho biết: "Hội Tin học tạo điều kiện cho các chi hội nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng mối quan hệ đối tác. Bản thân các chi hội cũng tích cực nỗ lực phấn đấu xây dựng hội".
Trong nhiệm kỳ IV, Hội Tin học Thanh Hóa đã tham gia ý kiến phản biện cho nhiều đề án, dự án, chính sách của tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, hướng tới xây dựng thành phố thông minh trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.
Các chi hội tin học thành viên đã tham gia phản biện, tư vấn hàng chục đề án lớn của tỉnh; tổ chức thực hiện nhiều hoạt động chuyên môn, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, tạo được sự lan tỏa lớn và tác động hiệu quả đến các đơn vị, tổ chức khác nhau; đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường công nghệ thông tin ở nhiều mảng dịch vụ số, góp phần tạo ra một sân chơi lành mạnh, minh bạch, thu hút uy tín và tạo dựng được thương hiệu của các doanh nghiệp công nghệ trên phạm vi cả nước.
Những kết quả quan trọng mà Hội tin học Thanh Hóa đạt được thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công Nghị quyết số 20 - NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Những hoạt động của Hội đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh, thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Thanh Hóa trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Ông Phạm Thế Anh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tin học Thanh Hóa
Những thành công của Hội Tin học tỉnh Thanh Hóa trong nhiệm kỳ qua chính là tiền đề, động lực để Hội tiếp tục bước vào nhiệm kỳ mới, với khát khao cống hiến và kỳ vọng về sự lớn mạnh không ngừng, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước trong tương lai.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.