Hơn 2,2 tỷ cổ phiếu Viettel Global chào sàn UPCOM
Ngày 25/9, cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UPCOM với mã chứng khoán VGI và giá chào sàn là 15.000 đồng/cổ phiếu.
![]() |
Với hơn 2,2 tỷ cổ phiếu Viettel Global được đưa vào giao dịch, Công ty có định giá khi chào sàn gần 1,5 tỷ USD. VGI là cổ phiếu đầu tiên của một công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di động và kinh doanh trên nhiều thị trường quốc tế nhất.
Viettel Global là đơn vị phụ trách mảng đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập cuối năm 2007 với vốn điều lệ 960 tỷ đồng.
Hiện tại, Viettel Global đang điều hành, kinh doanh tại 10 thị trường quốc tế, nhưng chỉ có 9 thị trường được tính vào kết quả kinh doanh hợp nhất là Campuchia, Lào, Haiti, Myanmar, Burundi, Mozambique, Tanzania, Cameroon, Timor Leste.
Riêng Peru hiện là thị trường có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất của Viettel Global nhưng chưa được tính vào kết quả kinh doanh hợp nhất. Lý do là theo quy định của Peru, việc đầu tư tại quốc gia này phải do Tập đoàn Viettel đứng tên.
Tính đến hết năm 2017, Viettel Global đang phục vụ gần 40 triệu khách hàng quốc tế. So với năm 2016, Viettel Global tăng trưởng khách hàng 13%, gấp hơn 4 lần trung bình thế giới (khoảng 3%).
Tổng doanh thu hợp nhất năm 2017 của Viettel Global tăng trưởng mạnh, đạt 19.023 tỷ đồng - tăng 24%. Lợi nhuận trước thuế đạt 27 tỷ đồng (tương đương 1,18 triệu USD). Đây là một kết quả rất tích cực trong bối cảnh phải đầu tư lớn ở thị trường Myanmar và một số thị trường ở châu Phi mới ở giai đoạn đầu nên chi phí vận hành lớn.
Năm 2018, Viettel Global đặt mục tiêu đạt lợi nhuận dương dù mới vận hành thị trường Myanmar (khai trương ngày 9/6). Tăng trưởng khách hàng năm 2018 của Viettel Global dự kiến đạt 15% so với năm 2017.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào giữa tháng 6, cổ đông của Viettel Global đã bỏ phiếu thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 30.430 tỷ đồng bằng phương án phát hành riêng lẻ 800 triệu cổ phần phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phần (trị giá 8.000 tỷ đồng) cho công ty mẹ (Tập đoàn Viettel).
Toàn bộ số vốn này sẽ được sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động phù hợp với nhu cầu đầu tư cho các dự án của Viettel Global đến năm 2020. Đồng thời bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Tính đến cuối tháng 6, 3 thị trường của Viettel đã hoàn vốn đầu tư là Lào, Campuchia, Timor Leste và đứng số 1 tại thị trường về mạng lưới viễn thông. Đặc biệt, trong số 9 thị trường quốc tế của Viettel, Myanmar là thị trường lớn nhất và được kỳ vọng nhất trong năm 2018 về tăng trưởng.
Tập đoàn Viettel có vốn đăng ký đầu tư ở các thị trường quốc tế là hơn 2 tỷ USD, trong đó hơn 50% đã được giải ngân. Tổng lợi nhuận đã được chuyển về Việt Nam là 516 triệu USD, chiếm gần 45% số vốn đã đầu tư. Mục tiêu tới năm 2020 của Viettel Global là mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và vào Tốp 10 công ty viễn thông toàn cầu.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel Global cho biết, sẽ thực hiện những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa với tất cả hoạt động của công ty trên toàn cầu. Trong đó, tập trung vào chuyển đổi sang cung cấp nhiều hơn những dịch vụ viễn thông thế hệ mới, kết hợp với công nghệ thông tin và tài chính.
Minh Thi/Baochinhphu.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.