Hơn 45 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
Tính đến hết tháng 5/2022, đã có hơn 45 nghìn tỷ đồng được chi cho người lao động và người sử dụng lao động từ việc giảm đóng vào các quỹ Bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn quỹ Bảo hiểm thất nghiệp một cách kịp thời, công khai, minh bạch và đúng đối tượng.
Trong hơn hai năm qua, tình hình kinh tế-xã hội, sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch Covid-19. Trước tình hình này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, chủ động tham mưu, phối hợp các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động, cụ thể gồm: Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Đặc biệt trong đó là gói hỗ trợ hơn 30.000 tỷ đồng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, đây là gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Hỗ trợ hơn 45 nghìn tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động
Trong năm 2020, 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các gói hỗ trợ nêu trên đến tận tay người lao động, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, đẩy nhanh tiến độ giải ngân; phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin và mã định danh của từng người tham gia, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian chi trả.
Kết quả, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai giảm đóng vào các quỹ Bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí hơn 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Cụ thể:
Đối với Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp (cho 192.503 lao động) với số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là hơn 786,8 tỷ đồng.
Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ: Tính đến ngày 15/5/2022, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho hơn 375,3 nghìn đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị (với 374.126 lao động) tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng.
Đồng thời, tính đến ngày 27/5/2022 đã tiếp nhận Quyết định của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 5.038 người lao động của 36 đơn vị tương ứng với số tiền là 23,5 tỷ đồng.
Đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ: Chỉ sau 5 ngày, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng; tính đến hết ngày 31/12/2021, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã chi trả chế độ hỗ trợ từ nguồn kết dư quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho gần 12,968 triệu lao động với số tiền gần 30.804 tỷ đồng.
Quyền lợi của người lao động được đặt lên hàng đầu
Có thể thấy, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp chưa có trong tiền lệ đã nhanh chóng được ban hành.
Qua đó, lợi ích của người lao động, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế càng được thể hiện rõ hơn trong bối cảnh đại dịch này. Bên cạnh đó, với việc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ đã khắc họa rõ nét và sâu đậm thêm vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của đất nước, các chính sách này đã thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu, điểm tựa an sinh trong cuộc sống của mỗi người dân.
Để đạt được những kết quả nêu trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống nhằm triển khai nghiêm túc, hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của lãnh đạo, viên chức toàn ngành trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ; đa dạng hình thức tiếp nhận hồ sơ (không phụ thuộc vào địa giới hành chính) cũng như việc cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ xuống còn không quá 1 ngày làm việc… để chính sách hỗ trợ đến được với người lao động, người sử dụng lao động một cách sớm nhất, hiệu quả nhất.
Việc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch Covid-19, sớm ổn định kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.
Theo Báo Nhân dân
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.