Hơn 50% dân số Việt nhiễm giun
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (NIMPE) hiện Việt Nam có hơn 45 triệu người nhiễm giun. Hằng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun và nhiễm giun kéo theo một loạt nguy cơ cho sức khỏe.

Thông tin trên được PGS.TSTrần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ươngcho biết sáng 1/6, tại buổi phát động “6116 - Tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm để bảo vệ sức khỏe gia đình” diễn ra tại Hà Nội.
Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện vệ sinh môi trường ở Việt Nam còn thấp và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm là điều kiện rất phù hợp cho sự tồn tại và phát tán mầm bệnh giun sán trong môi trường. Hơn nữa, giun lây lan rất nhanh trong cộng đồng khu dân cư đông đúc và những nơi sinh hoạt có môi trường tập thể khí hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt, văn hóa ẩm thực vùng miền đặc trưng và thói quen ăn uống của nhiều người như ăn rau sống, thịt tái, thủy sản tươi sống…là điệu kiện thuận lợi để các loại ký sinh trùng phát triển.
Theo TS Dương, nhiễm giun đường ruột gây nên nhiều tác hại khác nhau như thiếu máu, thiếu các vi chất, trẻ em học tập không tập trung, gây bệnh ở gan mật, phổi ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ có thai. Nghiêm trọng hơn là các triệu chứng do nhiễm giun đường ruột như viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột, tổn thương gan… Với những người có sức đề kháng yếu thì bệnh lý ngày càng xấu và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Trong khi đó mới đây, theo kết quả tổng kết dinh dưỡng toàn cầu 2014, Việt Nam là 1 trong 78 nước đang chịu gánh nặng của tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất bao gồm suy dinh dưỡng thấp còi trẻ dưới 5 tuổi, thiếu máu phụ nữ tuổi sinh đẻ.
Theo đó,tính đến năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân hiện vẫn ở mức 14,5% và thấp còi là 24,9%.Tình trạng thiếu máu hiện nay vẫn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. 28,8% phụ nữ tuổi sinh đẻ, 36,5% phụ nữ có thai, 29,2% trẻ dưới 5 tuổi nước ta bị thiếu máu gây hậu quả xấu về sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngoài vấn đề về gien, về dinh dưỡng còn là do tình trạng nhiễm giun của người Việt. Tuy nhiên, nhận thức của người Việt Nam về tẩy giun định kỳ còn chưa đầy đủ.TS Dương dẫn chứng về kết quả thu nhận được sau khi tiến hành khao sát nhỏ về mức độ nhận thức của người dân về tẩy giun định kỳ sau khi kết thúc chiến dịch tại TP Hồ Chí Minh. Theo đócó 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ; trong đó, 4,1% chưa bao giờ tẩy giun cho con, 9,9% phụ huynh không nhớ đã tẩy giun cho con hay chưa và gần 42,5% trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm trở lên.
PGS. TS. Trần Thanh Dương khuyến cáo, để đạt hiệu quả cao, việc tẩy giun không nên thực hiện đơn lẻ một thành viên mà phải tẩy đồng loạt cho cả gia đình trong cùng thời điểm để tránh lây nhiễm trứng giun.Việc tẩy giun cần được tiến hành định kỳ 6 tháng 1 lần. Thời gian quá dài hay quá ngắn đều không tốt. Nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.
Được biếtsau buổi phát động kêu gọi, chương trình sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về tác hại của nhiễm giun và cách phòng ngừa đến khoảng 11.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên tại 12 trường tiểu học ở Hà Nội. Bên cạnh việc cung cấp thông tin trực tiếp về tầm quan trọng của việc tẩy giun, NIMPE cũng triển khai công tác tư vấn về lợi ích của tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ sức khỏe thông qua các hình thức như: tin nhắn, chiếu phim tuyên truyền, truyền thông trên mạng… Chương trình sẽ được kéo dài đến hết ngày 30/7/2015.
Hồng Hải – Thu Hương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.