Hơn 80% nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh
Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù lòa. Đáng lưu ý, có khoảng trên 80% người bị mù lòa xuất phát từ những nguyên nhân có thể phòng tránh hoặc chữa trị hiệu.
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người cao tuổi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa. Bệnh này có diễn tiến chậm, biểu hiện ban đầu là khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức, nhìn một vật thành hai hoặc ba. Sau đó bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, chỉ thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực nếu không sẽ dẫn đến mù loà. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh bị đục thủy tinh thể chỉ đến khám ở giai đoạn muộn, khi thị lực suy giảm nghiêm trọng hoặc đã mất hẳn thị lực, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Trọng Cường, Giám đốc Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viện mắt Bắc Trung Nam hàng tháng phát hiện rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị mù lòa do đục thủy tinh và phẫu thuật đưa lại ánh sáng cho bệnh nhân rất tốt, tuy nhiên một số trường hợp để quá muộn, bệnh nhân bị tăng nhãn áp và dây thần kinh teo hoàn toàn dẫn đến phẫu thuật không có hiệu quả. Một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh glocom, bệnh tiến triển âm thầm mà không có triệu chứng gì, bệnh nhân bị giảm thị lực dần dần và khi đến bệnh viện khám thì phát hiện dây thần kinh đã tiêu hoàn toàn và không có khả năng phục hồi".
Những bệnh về mắt có nguy cơ gây mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời chủ yếu là bệnh đục thủy tinh thể, glocom, võng mạc đái tháo đường, tăng nhãn áp và thoái hóa hoàng điểm. Nếu được phát hiện sớm, các bệnh lý này có thể điều trị dễ dàng, hiệu quả. Đáng tiếc hiện nay rất ít người dân có thói quen đi khám mắt định kỳ.Bác sĩ CKI Phạm Doãn Thiêm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chẩn đoán sớm, phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, điều trị đúng và kịp thời sẽ đem lại thị lực cho bệnh nhân, tránh được mù lòa. Chính vì thế khi mắt mình có vấn đề, bất cứ vấn đề gì bất thường, ví dụ: tự nhiên nhìn mờ đi, tự nhiên đau nhức... tất cả các triệu chứng bất thường phải đi khám ngày. Thứ 2 là đối với bệnh nhân là người bị bệnh tiểu đường thì cần phải tầm soát thường xuyên, ví dụ khoảng 3 tháng, 6 tháng phải đi kiểm tra đáy mắt".
Đôi mắt là tài sản vô cùng quý giá của mỗi người. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố: khói bụi, vi khuẩn, ánh sáng xanh, sự lão hóa. Nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Sầm Sơn gặp mặt đội ngũ bác sỹ trẻ
Mới đây, lãnh đạo thành phố Sầm Sơn đã làm việc với lãnh đạo các cơ sở y tế công lập và gặp mặt đội ngũ bác sĩ trẻ nhằm trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.
Quy định mới của lực lượng Cảnh sát giao thông khi lập chốt kiểm soát, xử lý vi phạm
Thông tư số 73 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định: Quá trình tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai trên tuyến giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông được sử dụng camera trang bị sẵn để ghi hình hoạt động kiểm soát của tổ công tác.
Thu dung, điều trị, kiểm soát lây nhiễm sởi tại cơ sở khám chữa bệnh
Trước tình trạng dịch bệnh sởi có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc về tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị, kiểm soát lây nhiễm sởi tại cơ sở khám chữa bệnh.
Gia tăng bệnh nhân chấn thương nhập viện do đốt pháo tự chế
Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân chấn thương nặng nề do đốt pháo tự chế. Đa số bệnh nhân ở độ tuổi vị thành niên, tự chế pháo để chơi.
Tầm soát các bệnh về mắt đối với bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên toàn cơ thể. Nhưng Có một biến chứng âm thầm nhưng rất nguy hiểm của bệnh đái tháo đường dễ bị bỏ qua là biến chứng về mắt, khiến cho bệnh nhân suy giảm thị lực nhanh chóng, nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể mất thị lực hoàn toàn.
Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa
Năm 2024, trên thế giới, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng lên hơn 463 triệu người. Tại Việt Nam, có khoảng hơn 7 triệu người mắc căn bệnh này, đáng chú ý là đái tháo đường đang trẻ hóa với tốc độ rất nhanh.
Các ổ dịch bệnh bạch hầu nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, Việt Nam ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Thanh Hóa: Số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng mạnh
Tại Thanh Hoá, số trẻ mắc bệnh sởi vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ngành y tế khuyến cáo nếu không đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.
Những điều cần biết về bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người cao tuổi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa. Bệnh có thể điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Để có cái nhìn tổng quát về bệnh đục thủy tinh thể, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Việt Cường, Trưởng khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.
Các địa phương cần tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thời gian qua, các địa phương trong cả nước đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo kế hoạch. Đến nay, gần 961.800 trẻ tại 31 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine này. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố vẫn chưa đảm bảo tiến độ tiêm chủng. Trước tình hình trên, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.