Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An
Sáng 9/4, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 3 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tại phiên họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An.

Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 3 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ảnh: Phạm Bằng
Dự thảo Đề án được xây dựng nhằm cụ thể hoá việc triển khai thực hiện Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 và các kế hoạch, công văn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xây dựng hệ thống báo chí thống nhất, khoa học, phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí thế giới và khu vực.

Đồng chí Phạm Ngọc Cảnh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ trình bày dự thảo Đề án. Ảnh: Phạm Bằng
Thông qua đó, phát triển báo chí phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành và quy hoạch chung về kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị về thông tin, tuyên truyền của các loại hình báo chí và nguồn nhân lực làm công tác thông tin, báo chí hiện có.
Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh theo hướng chỉ giao nhiệm vụ cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối.
Tập trung nguồn lực đầu tư, khai thác tối đa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tăng cường quản lý đối với báo chí, gắn với xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cơ quan, đơn vị và cơ quan báo chí.

Báo Nghệ An tập huấn nghiệp vụ về tuyên truyền công tác xây dựng Đảng tại toà soạn hội tụ. Ảnh: Thành Duy
Theo dự thảo Đề án, tên gọi sau hợp nhất là Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An. Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An, tiếng nói của Đảng, Chính quyền và Nhân dân Nghệ An; cầu nối thông tin giữa Đảng bộ, Chính quyền với Nhân dân.
Thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, hoạt động báo chí, truyền thông theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước với các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và các nền tảng truyền thông khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy Nghệ An, được giao quyền tự chủ tài chính theo các quy định hiện hành, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Báo Nghệ An và Đài PT-TH Nghệ An là 2 đơn vị được xếp loại chuyển đổi số xuất sắc năm 2024. Ảnh: P.V
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An sau khi hợp nhất gồm Ban Biên tập và 12 phòng chuyên môn trực thuộc, giảm 4 phòng, đạt tỷ lệ gần 25%.
Giữ nguyên số lượng lãnh đạo hiện có của Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An trong thời điểm hợp nhất, gồm: 1 Tổng Biên tập và không quá 7 Phó Tổng Biên tập. Sau đó, thực hiện giảm dần theo lộ trình, sau 5 năm bảo đảm thực hiện số lượng cấp phó theo quy định.
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Đây là 2 cơ quan báo chí có bề dày truyền thống, có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy kết luận nội dung dự thảo Đề án hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng
Trong thời gian qua, Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh, định hướng dư luận và đạt nhiều thành tích, được các cơ quan Trung ương và tỉnh ghi nhận.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh, việc hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An là chủ trương của Trung ương, phù hợp với tình hình chung nên mong 2 cơ quan tiếp tục phát huy kết quả đạt được sau hợp nhất để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan báo chí, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Bằng
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất thông qua nội dung đề án. Về tên gọi sau hợp nhất là Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, phù hợp với tính chất, yêu cầu của cơ quan báo chí, phản ánh đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của 2 cơ quan.
Về tổ chức bộ máy, thống nhất sau hợp nhất còn 12 phòng, trước mắt đảm bảo giữ nguyên biên chế và lao động tại thời điểm hợp nhất, sau đó sẽ có giải pháp để điều chỉnh phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Bằng
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy Nghệ An, là đơn vị dự toán cấp 1 ngân sách tỉnh, giao Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo xác định cơ chế tài chính phù hợp.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung yêu cầu, trong quá trình hợp nhất, phải tiếp tục duy trì hoạt động, đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, và Nhà nước, định hướng dư luận một cách liên tục, không ảnh hưởng công tác tuyên truyền chung của tỉnh. Quan tâm công tác tư tưởng của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động của 2 cơ quan.

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 23/7
Ngày 23/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị để nghe báo cáo tiến độ xây dựng các văn kiện và công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và một số nội dung quan trọng khác. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số giai đoạn tiếp theo. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng kiểm tra công tác ứng phó với thiên tai
Ngày 22/7, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng làm trưởng đoàn đã kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với thiên tai do bão số 3 tại các xã: Thiết Ống, Đồng Lương. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh.

Đảm bảo vận hành an toàn công trình thủy điện, hồ chứa
Sáng ngày 22/7, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đã kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão tại nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1, xã Cẩm Thạch và hồ Cống Khê, xã Ngọc Lặc. Cùng đi, có đại diện Ban chỉ huy bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công thương.

Cần sớm khắc phục tình trạng gián đoạn cấp nước do ảnh hưởng của bão số 3
Do ảnh hưởng của mưa bão, tại khu vực Nhà máy nước Mật Sơn, Hàm Rồng, và các nhà máy thuộc Công ty CP Cấp nước Thanh Hoá bị ngập nước và mất điện, dẫn tới việc nước cấp cho nhiều khách hàng bị gián đoạn. Ngay trong chiều ngày 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã làm việc với Công ty nước Thanh Hoá, chỉ đạo sớm có phương án khắc phục, cấp nưcos trở lại cho người dân.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và ứng phó với thiên tai
Trong ngày 22/7, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đã đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và ứng phó với thiên tai tại các xã: Kim Tân, Thạch Bình, Hà Long, Nga Sơn, Ba Đình và phường Hạc Thành.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3
Sáng ngày 22/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 và hoàn lưu sau bão tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Cùng đi có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp. Về phía tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra, chỉ đạo công tác di dân tại xã Trung Thành
Tiếp tục chỉ đạo phòng chống bão lũ tại khu vực các xã miền núi cao, sáng 22/7, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra, chỉ đạo công tác di dân, ứng phó với bão số 3 tại xã Trung Thành.

Đảm bảo vận hành an toàn hồ Cống Khê
Ngay trong trưa 22/7, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cùng các ngành, đơn vị Ban chỉ huy bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương đã kiểm tra và chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ Cống Khê, xã Ngọc Lặc.

Vận hành an toàn hồ thuỷ điện Cẩm Thuỷ
Sáng ngày 22/7, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đã kiểm tra công tác ứng phó với mưa bão tại nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1, xã Cẩm Thạch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.