Hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan giữ đà tăng trưởng trong đại dịch
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Thái Lan (1976-2021), ngày 23/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phối hợp Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam đồng tổ chức cuộc hội thảo theo hình thức trực tuyến với chủ đề "Hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan ứng phó với dịch Covid-19".
Với mục đích chia sẻ thông tin, các nhận định, đánh giá và khuyến nghị từ góc nhìn của các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp đối với các chính sách phục hồi kinh tế, bảo đảm chuỗi cung ứng, cũng như tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan trong tình hình dịch bệnh Covid-19, hội thảo có sự tham dự Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành và Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura, cùng hơn 200 đại biểu từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước.
15 diễn giả là chuyên gia hàng đầu về kinh tế, nhà quản lý doanh nghiệp của Thái Lan, Việt Nam và các tổ chức quốc tế đã có bài phát biểu tham luận tại hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Phan Chí Thành nhấn mạnh những thành tựu trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan. Trong bối cảnh Covid-19, kim ngạch thương mại hai chiều giữ đà tăng trưởng tích cực, 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch hai chiều đạt gần 13 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2020, đưa Thái Lan giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong ASEAN. Các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục cam kết đầu tư tại Việt Nam với hơn 600 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ USD.
Đại sứ cảm ơn các doanh nghiệp Thái Lan đã tích cực chung tay cùng Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong chiến thắng dịch bệnh, bao gồm đóng góp vào Quỹ vaccine, hỗ trợ thiết bị y tế cho các bệnh viện Việt Nam. Đại sứ khẳng định, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình “bình thường mới”.
Về phần mình, Đại sứ Thái Lan Nikorndej Balankura khẳng định, Covid-19 đã gây ra những thách thức chưa từng có nhưng cũng mang lại những cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp, do vậy khu vực tư nhân cần thích ứng với thời kỳ bình thường mới trong đó có chuyển đổi số, chuyển đổi sang các ngành kinh tế xanh và bền vững.
Trong phần thảo luận, các đại biểu nhận định mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng các nước đều đã bước sang giai đoạn chuẩn bị tích cực cho phục hồi kinh tế với việc đề ra các chính sách vĩ mô phù hợp hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi. Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong phục hồi kinh tế, với việc có nền kinh tế mở và tận dụng lợi thế từ các FTAs thế hệ mới; khuyến nghị thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi sang kinh tế xanh và bền vững. Đồng thời đề xuất Việt Nam cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế số nhằm tận dụng ưu thế cũng như chuẩn bị tốt cả về hạ tầng, nguồn nhân lực… cho chuyển đổi số.
Trong khi đó, có nhiều ý kiến cho rằng không nên chờ dịch bệnh qua đi rồi mới đề ra các biện pháp phục hồi kinh tế mà cần có lộ trình rõ ràng và các biện pháp an toàn để sớm mở cửa trở lại đất nước, trong đó mấu chốt là đẩy nhanh việc tiêm vaccine và nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tự ứng phó với dịch bệnh.
Thảo luận về vấn đề thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan trong bối cảnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp chia sẻ về các biện pháp đã và đang thực hiện nhằm khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh trong tình hình dịch bệnh, đồng thời nêu nhiều khuyến nghị xác đáng, thiết thực đối với Chính phủ hai nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, bảo đảm chuỗi cung ứng.
Các doanh nghiệp cũng kêu gọi Chính phủ hai nước cần sớm có lộ trình mở cửa, kịp thời đề ra các biện pháp nhất quán để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp đánh giá cao các biện pháp quyết liệt của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh, khẳng định luôn tích cực hợp tác và tuân thủ các biện pháp chống dịch; bày tỏ mong muốn chung tay cùng Chính phủ Việt Nam trong kiềm chế dịch bệnh, phục hồi kinh tế.
Kết thúc hội thảo, các diễn giả và đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được, tin tưởng những khuyến nghị mà chuyên gia, doanh nghiệp hai nước đề xuất sẽ đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế cũng như thúc đẩy hơn nữa thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời gian tới.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.