ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hợp tác xã ong mật Thành Kim sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap

Với phương châm sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, Hợp tác xã ong mật Thành Kim, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa thực hiện quy trình nuôi ong theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ đó, năm 2022, sản phẩm mật ong của hợp tác xã được công nhận sản phẩm Ocop 3 sao cấp tỉnh.

Lan Hương – Minh Tâm

23/07/2024 07:52

Gia đình bà Hoàng Thị Thuấn, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật gần 10 năm. Ban đầu, gia đình nuôi theo phương pháp truyền thống với quy mô nhỏ. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế từ nguồn phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả tại địa phương, nên bà Thuấn đã mở rộng quy mô lên hơn 40 đàn ong. 

Hợp tác xã ong mật Thành Kim sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap - Ảnh 1.

Đặc biệt, khi tham gia vào Hợp tác xã ong mật Thành Kim, bà được tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất mật ong theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ đó, sản phẩm mật ong của gia đình bà đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung bình mỗi năm, gia đình bà Thuấn sản xuất được hơn 6 tạ mật ong, thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Hợp tác xã ong mật Thành Kim sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap - Ảnh 2.

Bà Hoàng Thị Thuấn, thành viên hợp tác xã ong mật Thành Kim, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Bà Hoàng Thị Thuấn, thành viên hợp tác xã ong mật Thành Kim, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi đạt VietGap năm 2018, đạt Ocop, mật ong lúc nào cũng bán hết, đầu vụ đến cuối vụ khi mà sang vụ mới là không còn mật ong mới, lúc nào cũng tiêu thụ hết. Trên tất cả các thị trường từ nam ra bắc nói chung là cũng bán đi các thị trường hết cũng không để lại đến năm sau".

Đầu năm 2018, được sự quan tâm, tạo điều kiện của hội nông dân huyện, chính quyền địa phương, hợp tác xã ong mật Thành Kim được thành lập. Sau một thời gian hoạt động, đến nay Hợp tác xã ong mật Thành Kim đã có 52 thành viên với tổng số 1.350 đàn ong. Khi tham gia vào hợp tác xã, các thành viên được tập huấn, hướng dẫn về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nhau trong kinh nghiệm nuôi ong, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. 

Hợp tác xã ong mật Thành Kim sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap - Ảnh 3.

Đặc biệt, để đảm bảo sản xuất theo hướng VietGap, mỗi thành viên đều phải tuân thủ quy trình kiểm soát khép kín từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, sản phẩm mật ong của hợp tác xã ong mật Thành Kim thơm ngon, đảm bảo các giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Bình quân 1 năm, sản lượng mật ong của hợp tác xã đạt trên 13 tấn mật, thu nhập khoảng 2,5 tỷ đồng.

Hợp tác xã ong mật Thành Kim sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap - Ảnh 4.

Nhờ quy trình sản xuất an toàn, VietGap, năm 2022, sản phẩm mật ong Thành Kim đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao cấp tỉnh.

Hợp tác xã ong mật Thành Kim sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap - Ảnh 5.

Ông Lưu Văn Tĩnh, Giám đốc hợp tác xã ong mật Thành Kim, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lưu Văn Tĩnh, Giám đốc hợp tác xã ong mật Thành Kim, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thực ra đạt được và bảo vệ tiêu chuẩn an toàn, anh em chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật. Trước khi quay ong, anh em sẽ phải đi kiểm tra chất lượng xem đã đạt tiêu chuẩn và mức độ để quay chưa. Nhìn chung anh em đã thống nhất với nhau rồi, nên bảo vệ rất tốt để có sản phẩm đến người tiêu dùng".

Việc xây dựng thương hiệu mật ong Thành Kim, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn tập trung. Từ đó, hình thành chuỗi sản xuất nông sản sạch và đem lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 23/7

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Người dân ở miền núi Thanh Hóa thiếu đất sản xuất

Người dân ở miền núi Thanh Hóa thiếu đất sản xuất

08:40 , 21/07/2024

Những năm qua, việc thiếu đất sản xuất diễn ra khá phổ biến tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, từ đó dẫn đến những khó khăn, bất cập trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho người dân khu vực này.

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi

08:18 , 21/07/2024

Hiện nay các diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn tỉnh đang chuyển giai đoạn từ cuối đẻ nhánh sang đứng cái làm đòng và một số đã đẻ nhánh rộ. Trong điều kiện thời tiết thay đổi, việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa là rất cần thiết.

Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người  trồng cao su phấn khởi

Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người trồng cao su phấn khởi

22:06 , 20/07/2024

Từ đầu năm nay giá mủ cao su tăng. Người trồng cao su trên địa bàn huyện Như Xuân phấn khởi quay trở lại tập trung chăm sóc và thu hoạch mủ sau một thời gian dài khai thác cầm chừng hoặc dừng khai thác do giá mủ cao su xuống thấp.

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao

18:36 , 20/07/2024

Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2020-2025, thời gian qua, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp khuyến khích các tổ chức, hộ dân đầu tư vào lĩnh vực này.

Sản lượng thủy sản tăng 2,7% so cùng kỳ

Sản lượng thủy sản tăng 2,7% so cùng kỳ

18:33 , 20/07/2024

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản của cả nước 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,4 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Huyện Thạch Thành đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Huyện Thạch Thành đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

18:32 , 20/07/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án "Thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2030.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

18:02 , 20/07/2024

Thanh Hóa có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ thuận lợi cho sản xuất phân bón hữu cơ. Việc phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ cũng được xác định là giải pháp quan trọng và lâu dài, hướng tới nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững.

Tăng cường vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

Tăng cường vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

09:10 , 20/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đón tiếp, làm việc và trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cho 5 đoàn nhà đầu tư nước ngoài và 15 đoàn nhà đầu tư trong nước đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 và 2025 đạt 6% và 6,2%

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 và 2025 đạt 6% và 6,2%

08:42 , 20/07/2024

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng ADB giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 ở mức 6% và 6,2%.

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 69% GDP ước tính năm 2023

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 69% GDP ước tính năm 2023

08:30 , 20/07/2024

Tính đến cuối tháng 6/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.245,32 điểm, tăng 10,2% so với cuối năm trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường cổ phiếu trong 6 tháng đạt 24.598 tỷ đồng/phiên, tăng 39,9% so với bình quân năm trước. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023.