Hướng dẫn mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước.
![]() |
Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Nghị định số 24/2016/NĐ-CP, từ năm 2017 đến nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi gồm: Cho vay, tạm ứng ngân quỹ Nhà nước cho ngân sách nhà nước và gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại; riêng nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) chưa triển khai, do đây là nghiệp vụ mới, khá phức tạp.
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ theo thông lệ tốt trên thế giới, giúp quản lý ngân quỹ Nhà nước an toàn, hiệu quả và hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để có cơ sở thực hiện.
Dự thảo nêu rõ: Hạn mức sử dụng ngân quỹ Nhà nước (NQNN) tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 64/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 314/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Hàng quý, chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được Bộ Tài chính phê duyệt hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP, KBNN thông báo tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong quý trên trang thông tin điện tử của KBNN.
TPCP được KBNN chấp nhận sử dụng trong giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Là TPCP đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán, có kỳ hạn còn lại tối đa không quá 01 năm; 2. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và được phép chuyển nhượng; không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo trong thời gian mua lại có kỳ hạn, kể từ ngày thanh toán giao dịch lần 1.
Kỳ hạn mua lại TPCP của KBNN bao gồm: kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng.
Dự thảo quy định, KBNN lựa chọn đối tác giao dịch là các ngân hàng thương mại để giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP đáp ứng các tiêu chí sau: Đang là thành viên giao dịch trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán; trong danh sách các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính hàng năm theo quy định; không vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP với KBNN theo quy định trong vòng 3 năm liền kề trước thời điểm KBNN thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.