Hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP lên tới 26.200 tỉ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu). RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 132,32 tỉ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2020. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nhập siêu từ khối này còn lớn (đặc biệt là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), khả năng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật khác.
Cho đến nay, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi, gỗ, ... Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các nước RCEP, chủ yếu trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt...
Quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP.
Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp
Theo Thông tư, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp ít nhất 20 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Khi có yêu cầu từ Chính phủ nước Thành viên liên quan, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp bản không bảo mật Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp.
Về phương pháp tính toán biên độ bán phá giá: Khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP…
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 8/5/2022.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
Sáng ngày 21/11, Sở Công thương Thanh Hóa phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức “Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số tỉnh Thanh Hoá năm 2024”.
Tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24
Mới đây, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã được khai mạc tại thành phố Hà Nội. Thanh Hóa tham gia gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của mọi người.
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.