Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 5766/BGDĐT-GDTT hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học để phù hợp với hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch COVID-19, khi thời điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 của các cơ sở giáo dục phổ thông đã tới gần.
![]() |
Học sinh lớp 1, 2 thực hiện bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp, trừ trường hợp bất khả kháng |
Đa dạng hình thức đánh giá thường xuyên
Về đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường, giáo viên thực hiện giao nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế. Các thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy học trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, các giáo viên thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập của học sinh qua các ứng dụng phần mềm phổ biến, thuận tiện trong sử dụng như Zalo, Facebook, email.
Đối với hình thức dạy học trực tuyến (hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến), trong quá trình giảng dạy, giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định. Thầy cô tăng cường khuyến khích, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ học trò tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành phiếu học tập, thu thập thông tin phản hồi qua các buổi học trực tuyến để đánh giá học sinh.
Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá người học. Trong đó, phụ huynh cần khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học, luyện tập, thực hành, vận dụng và trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục. Cha mẹ quan sát các biểu hiện theo yêu cầu cần đạt của một số phẩm chất, năng lực ở học sinh thông qua trò chuyện, tương tác và giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà để phản hồi thông tin, trao đổi cùng giáo viên trong quá trình đánh giá.
Học sinh lớp 1, 2 thực hiện bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp
Đối với hoạt động đánh giá định kỳ, Bộ GD&ĐT hướng dẫn chỉ thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học, hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).
Các nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Theo đó, đối với lớp 1, lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và bảo đảm an toàn trong phòng dịch.
Cụ thể, nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện. Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học.
Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT để được kiểm tra các điều kiện bảo đảm theo quy định trước khi thực hiện. Ở trường hợp này, theo quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Đối với các lớp 3, lớp 4, lớp 5, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch COVID-19 tại địa phương vào thời điểm tổ chức đánh giá. Các nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với môn Toán, môn Tiếng Việt.
Bộ GD&ĐT yêu cầu việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của người học. Nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra phải được thiết kế bảo đảm các mức theo quy định, tập trung vào nội dung học tập “cốt lõi” theo công văn “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19” mà Bộ GD&ĐT đã ban hành ngày 10/9/2021.
Theo Baochinhphu.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hướng dẫn triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm.

Thanh Hoá: Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Tại kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Thanh Hoá đã lựa chọn môn thi thứ ba là môn tiếng Anh.

Chương trình hướng nghiệp và xét học bổng theo dự án 3E
Chiều ngày 16/2, tại thành phố Thanh Hoá, Công ty cổ phần hợp tác, đầu tư, giáo dục Quốc tế Tín Phát - Tín Phát Group phối hợp với các trường THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình hướng nghiệp và xét học bổng theo dự án 3E, hệ sinh thái giáo dục tới việc làm trọn đời của Tập đoàn Tín Phát.

Hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp
Phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực hợp lý, giúp các em xác định rõ mục tiêu và hướng đi cụ thể cho bản thân. Từ thực tế này, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp, giúp học sinh tiếp cận với kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ.

Thanh Hóa: Các trường đại học, cao đẳng mở thêm nhiều ngành mới
Bước vào mùa tuyển sinh năm 2025, một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã mở rộng qui mô đào tạo, mở thêm nhiều ngành đào tạo mới. Các ngành tuyển mới đều hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.

Thanh Hóa: Tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2025 - 2026
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa ban hành Công văn thông báo môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn, THPT Dân tộc nội trú, THPT công lập năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hoá dừng dạy thêm từ ngày 14/2
Từ ngày 14/2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Quy định này nhận được sự đồng tình từ nhiều cơ sở giáo dục, coi đây là cơ hội để đổi mới phương pháp dạy và nâng cao chất lượng học tập.

Dự kiến lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch năm học 2024 - 2025. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra trong hai ngày 26 - 27/6, tương tự mọi năm.

Bộ Giáo dục và đào tào đề nghị các tỉnh, thành phố hỗ trợ kinh phí ôn tập cho các trường
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.

Chắp cánh đam mê sáng tạo khoa học cho học sinh
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng được tỉnh Thanh Hoá tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 với định kỳ 1 năm/lần. Sau 20 lần tổ chức, cuộc thi đã trở thành sân chơi bổ ích, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong thế hệ trẻ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.