Huy động hơn 1.930 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 1.933 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó, hơn 717 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương; 212 tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài và hơn 1.004 tỷ đồng vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh.
Từ nguồn vốn trên, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư kiên cố cơ bản hàng trăm công trình hạ tầng thủy lợi, đê điều, hồ đập, lâm nghiệp, phát triển thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, phục vụ phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Từ đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh lớn trong sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn, nâng cao thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.

Giống chất lượng cao - yếu tố quyết định năng suất vụ mùa
Sử dụng giống lúa chất lượng cao là một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ kết quả của nhiều vụ mùa trước, trong vụ Thu mùa này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo người dân tiếp tục đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất.

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489 ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148 về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Theo đó, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương.

2 kịch bản xuất khẩu thủy sản Việt Nam
6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2024. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, triển vọng xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm phụ thuộc vào hai kịch bản.

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến đạt 16%
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự kiến, trong năm 2025, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%, hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu trên 8%.

Việt Nam đang xây dựng chiến lược riêng để thu hút FDI
Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đang chuyển trọng tâm từ ưu đãi thuế sang nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và dịch vụ hỗ trợ. Các nỗ lực tập trung vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế đồng bộ, bảo đảm nguồn điện ổn định, quỹ đất sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời rút ngắn thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI.

Thanh Hóa có khoảng 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản
Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp hoạt động cũng như đa dạng các sản phẩm. Trong đó, nhiều sản phẩm chế biến sâu đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.