Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Được sự đầu tư của tỉnh, năm 2023, Phòng phân tích và Thí nghiệm - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đạt tiêu chuẩn Vilas, với trang thiết bị hiện đại, thực hiện chức năng, nhiệm vụ phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, thí nghiệm, đánh giá, chứng nhận chất lượng, dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp tốt VIETGAP, VIETGAPHP, GMP.


Kỹ sư Lê Anh Tùng, Phó trưởng Phòng Phân tích, Thí Nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Kỹ sư Lê Anh Tùng, Phó trưởng Phòng Phân tích, Thí Nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm, Phòng tổ chức duy trì máy móc thiết bị, bảo dưỡng bảo trì, và cử các kỹ thuật viên đi đào tạo, nâng cao tay nghề trong hệ thống phòng thí nghiệm của Nhà nước".
Nhận thức được vai trò quan trọng của Khoa học công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông luôn tập trung vào nghiên cứu các đề tài, sản phẩm có tính ứng dụng cao và cải tiến công nghệ nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để trở thành thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Điểm nhấn của Công ty trong việc chú trọng đầu tư khoa học công nghệ là việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ chuyên trách Khoa học và Công nghệ với nhiều trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân lực trình độ cao đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu phát triển của công ty. Phòng thí nghiệm trung tâm của Công ty được chứng nhận thuộc hệ thống phòng thí nghiệm quốc gia với số hiệu VILAS 849. Thông qua Trung tâm, công ty đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao đã triển khai trong thực tiễn sản xuất, đem lại lợi ích cho công ty và người tiêu dùng.


Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm NCPT Khoa học và Công nghệ, Công ty CP CNN Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm NCPT Khoa học và Công nghệ, Công ty CP CNN Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hướng nghiên cứu của Trung tâm tập trung vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ và nhóm nghiên cứu chuyên sâu, phục vụ hình thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao".
Hiện nay, toàn tỉnh có 38 tổ chức Khoa học Công nghệ, 31 doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ và 1 chi nhánh doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ của tỉnh ngoài. Có 43 phòng thí nghiệm, trong đó có 14 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS, 17 phòng đạt tiêu chuẩn loại hình LAS, 11 phòng đạt tiêu chuẩn ngành; với trên 4.000 cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai các hoạt động khoa học công nghệ. Trong 3 năm 2021 - 2023, huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh đạt 845.296 triệu đồng, gấp 3,35 lần nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, 10 năm trở lại đây, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Thanh Hóa đã thực hiện được gần 400 nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ góp phần giải quyết nhiều yêu cầu bức thiết của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ 1, Viện đang tập trung công tác quy hoạch để có nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trẻ. Thứ hai, hợp tác với các trường Đại học, Viện nghiên cứu có thương hiệu trong nước và hướng tới quốc tế để có thể tiếp nhận công nghệ. Tập trung đưa cán bộ khoa học gắn với hoạt động thực tiễn".
Cùng với các tổ chức Khoa học công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư cho ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới công nghệ trong sản xuất phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.


Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm, Tập đoàn cho tập huấn và tìm hiểu các công nghệ mới nhất để ứng dụng. Ví dụ như mua máy tự động, cùng một số các máy lập trình...".
Với những giải pháp trên, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nền tảng tốt, là động lực cho tăng trưởng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hoá
Ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, và các Viện nghiên cứu, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tập trung xây dựng và hình thành các tổ chức khoa học công nghệ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh để các nhà khoa học có điều kiện, môi trường đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất công nghệ chế tạo cao thành lập phòng nghiên cứu, tổ chức khoa học công nghệ trong doanh nghiệp để đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ sản xuất. Đẩy mạnh thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ có điều kiện, tiếp cận đăng ký triển khai các đề tài dự án khoa học công nghệ để xây dựng thành các sản phẩm, có tính chất chuỗi giá trị".

Có thể thấy rằng, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu lĩnh vực này còn hạn chế, do phần lớn doanh nghiệp của Thanh Hóa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, để phát triển nhanh và bền vững, ngoài sự nỗ lực của các đơn vị, doanh nghiệp, UBND tỉnh cần tiếp tục ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển doanh nghiệp Khoa học công nghệ, qua đó tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh; thúc đẩy hình thành và phát triển các doanh nghiệp dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ.

Người dân sẽ có thêm lựa chọn dịch vụ Internet băng rộng
Chính sách thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp quy định tại Nghị định 193 ngày 19/2/2025 của Quốc hội vừa được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa bằng quyết định cho phép Tập đoàn SpaceX 100% vốn nước ngoài được triển khai đầu tư và cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú
Thanh Hóa hiện có khoảng 1.300 cơ sở lưu trú, trong đó có 150 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao. Thời gian qua các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ vào quản lý lưu trú và vận hành, qua đó, mở ra nhiều cơ hội, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển và gia tăng tiện ích khách hàng.

Miễn phí tạo mới tài khoản chữ ký số MySign Viettel cho người dân trên ứng dụng VNeID
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đã tích hợp dịch vụ chữ ký số MySign trên VNeID. Theo đó, công dân có tài khoản định danh mức 2 dễ dàng khởi tạo chữ ký số để ký các văn bản, giấy tờ ngay trên điện thoại di động và hoàn toàn miễn phí ký dịch vụ công trong vòng 12 tháng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Nhằm kiểm soát tốt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, với quy trình khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ. Qua đó, ổn định đầu ra, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, những năm qua, các đơn vị, Hợp tác xã và hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Cho phép thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX tại Việt Nam
Theo Quyết định 659 ngày 23/3 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn SpaceX của Hoa Kỳ, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink, đã được cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp tại Việt Nam.

Đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính có vai trò rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cá nhân. Thông qua chuyển đổi số, các thủ tục hành chính trở nên minh bạch hơn do thông tin được lưu trữ trên hệ thống điện tử, đảm bảo tính toàn vẹn và không thể bị thay đổi. Chính vì vậy, thời gian qua, Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.

Hơn 155.000 máy tính tại Việt Nam bị mã độc tống tiền tấn công
Năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự hoành hành của virus, trong khi mã độc mã hóa dữ liệu đã thực sự trở thành cơn ác mộng. Thống kê của Bkav cho thấy, đã có 155.640 máy tính bị tấn công bởi mã độc tống tiền

MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G
Tổng công ty Viễn thông MobiFone công bố chính thức cung cấp dịch vụ 5G, giai đoạn đầu tập trung tại trung tâm các tỉnh, thành phố lớn. Trong thời gian tới, MobiFone sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng vùng phủ sóng, hướng đến mục tiêu phủ sóng 5G đến từng địa bàn xã thuộc 63/63 tỉnh, thành phố.

VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình tổ chức khóa đào tạo ứng dụng AI và ChatGPT
Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình đã tổ chức khóa đào tạo “Ứng dụng AI và ChatGPT trong doanh nghiệp: Tối ưu - sáng tạo - hiệu quả”. Chương trình nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiềm năng của AI, ChatGPT và truyền cảm hứng để doanh nghiệp khám phá và ứng dụng công nghệ này vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.