Huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân đối với việc xây dựng Luật đất đai (sửa đổi)
Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 671 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tiếp đó, ngày 31 tháng 12 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 170 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc Hội và Chính phủ, Tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch thực hiện lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời tổ chức triển khai đạt kết quả tích cực.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, thể chế các định hướng chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Nội dung dự thảo Luật đã được bổ sung chi tiết hơn, sửa đổi những nội dung quy định còn bất cập trong thực hiện; đồng thời cũng bổ sung những điểm mới mà Luật hiện hành chưa có quy định để điều chỉnh.
Tuy nhiên, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khắc phục chồng chéo giữa Luật Đất đai với Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật. Do vậy, Nghị quyết số 671 của Quốc hội và Nghị Quyết số 170 của Chính phủ đều đặt ra yêu cầu: Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, đảm bảo tiến độ, chất lượng và tiết kiệm bằng các hình thức phù hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
Để các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ nhanh chóng được triển khai hiệu quả, các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh đã tuyên truyền nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đồng thời, tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. Ông Trần Văn Cần ở thị Trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành cho biết: "Qua dự thảo Luật tôi thấy có nhiều đổi mới, các chương điều bố trí hợp lý, tôi thấy có điểm mới là Luật ban hành năm 2013 không cho nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cán bộ nghỉ hưu hưởng lương, nhưng luật này thay đổi thì sẽ được nhượng quyền sử dụng đất, để chúng tôi có điều kiện nâng cao đời sống".
Ở tỉnh Thanh Hoá, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân được thực hiện bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực, hiệu quả của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể. Trong đó đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức. Thông qua việc lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo tổng hợp từ Sở tài Nguyên và Môi trường, sau hơn 2 tháng tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tổ chức trên 8.000 hội nghị và đã nhận được gần 21.000 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Các nội dung lấy ý kiến đã được thực hiện một cách toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được dư luận quan tâm. Cụ thể như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất. Trong đó, nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật đã nêu lên những điểm còn chưa hợp lý, đồng thời đưa ra nhiều ý kiến xác thực liên quan đến chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, chính sách tài chính về đất đai.
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phẩn Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hoá cho rằng: "Các doanh nghiệp trong nước được quyền chọn ưu tiên trả tiền thuê đất hàng năm, các doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải trả tiền thuế đất một lần. Sau khi đi vào thực tiễn cuộc sống, trả tiền thuế đất một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh rất có lợi, và doanh nghiệp trong nước hiện muốn trả tiền một lần thì lại bị hạn chế. Tôi thấy đang không có sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài". Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI chi nhánh Thanh Hoá cũng đề nghị: "Khi dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thì dự án nào cũng phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì đều đưa vào dự án được nhà nước thu hồi đất, chứ buông ra để doanh nghiệp giải phóng mặt bằng thì tạo nên một sự khó khăn cho doanh nghiệp".
Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo nên bổ sung thêm các trường hợp đã sử dụng đất lâu dài không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch chung, thì khi thực hiện dự án được ưu tiên giao đất không qua đấu giá đấu thầu. Cử tri đề nghị Luật nên quy định ban hành giá đất định kỳ 5 năm và quy định thêm việc điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động từ 20% trở lên.
Có thể thấy, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp Nhân dân đồng tình hưởng ứng, phát huy được trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của đông đảo Nhân dân nhằm xây dựng một đạo luật hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các quan hệ liên quan đến đất đai.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.