Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch
Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, huyện Bá Thước xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Chính vì vậy, năm 2021, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 129 năm 2021 về phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
Nằm ở vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, xã Thành Lâm được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, giàu giá trị. Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên là cảnh quan sông núi và hệ sinh thái đa dạng, Thành Lâm còn sở hữu nguồn tài nguyên nhân văn với những nét độc đáo, đặc trưng, mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Thực hiện chương trình phát triển du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII và Kế hoạch số 129 của UBND huyện, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thành Lâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích Nhân dân bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, như: nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực, trò chơi dân gian...

Đáng chú ý, hiện nay trên địa bàn xã đã thành lập được 2 câu lạc bộ và 6 đội văn nghệ quần chúng, thu hút đông đảo người dân tham gia, tích cực sưu tầm các giá trị văn hóa dân gian của dân tộc thiểu số; tổ chức dàn dựng các làn điệu dân ca, dân vũ để phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân địa phương và khách du lịch. Chính quyền xã cũng thường xuyên tạo sân chơi cho các câu lạc bộ thông qua tổ chức các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ. Chị Hà Thị Tuyệt, thôn Báng, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước cũng cho biết: "Tôi đã được tập huấn những bài múa truyền thống dân tộc ở đây và được phục vụ khách các bài múa dân tộc như bài "Pù luông vẫy gọi" hay "điệu thương nhau", nhảy sạp..., từ khi đấy là thu nhập của chúng tôi được cải thiện hơn".
Kế hoạch 129 của UBND huyện Bá Thước xác định mục tiêu chung là: phát triển du lịch, trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc để khai thác thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng núi, tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, các ngành, địa phương trong huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lan tỏa nhận thức và niềm tự hào của Nhân dân về những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó nâng cao trách nhiệm để bảo tồn, quảng bá đến với du khách thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng theo hình thức tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - di tích lịch sử... Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng công tác sưu tầm, khôi phục việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục, tập quán đặc sắc và xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội...; bảo tồn các làn điệu dân ca, điệu múa, lễ hội.

Đến nay, huyện Bá Thước đã có hơn 180 thôn, bản, đơn vị, cơ quan được công nhận làng, cơ quan văn hóa. 100% thôn, bản đều có đội văn nghệ, thể thao tham gia biểu diễn vào các ngày lễ tết. Cùng với đó, huyện đã khôi phục nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường, như: lễ hội cầu mưa xã Kỳ Tân; lễ hội xuống đồng xã Ban Công; lễ hội Mường Khô xã Điền Trung... Mo Mường, khặp Thái, múa xòe, nhảy sạp, khua luống và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian được bảo tồn và phát huy. Đặc biệt năm 2024, Lễ hội Mường Khô của huyện Bá Thước đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Ông Hà Văn Khánh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bá Thước cho biết: "Việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa truyền thống cũng gắn với việc phát triển các đội văn nghệ ở trên địa bàn toàn huyện. Đối với huyện Bá Thước, đến thời điểm này thì gần như ở các thôn, các xã đều có các đội văn nghệ, huyện cũng có định hướng cho các đội văn nghệ trực tiếp đấu mối, phối hợp liên hệ với các cơ sở lưu trú du lịch để khi mà có khách du lịch đến thì ta có những sản phẩm về văn nghệ văn hóa để phục vụ cho khách du lịch. Huyện cũng có chính sách hỗ trợ cho các đội văn nghệ ".

Kế hoạch số 129 đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định: khôi phục làng nghề, nhân rộng mô hình sản xuất các sản phẩm dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, đan lát... trở thành mặt hàng lưu niệm tại các xã Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn và các nghề truyền thống khác tại địa phương có điểm du lịch cộng đồng. Phát triển các sản phẩm đặc sản vùng miền từ nông nghiệp làm nguồn hàng cung cấp cho các khu nghỉ dưỡng và phục vụ du khách thăm quan, mua sắm. Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng khu bán hàng lưu niệm, giới thiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương tại các điểm du lịch.
Xã Lũng Niêm nằm trong khu vực vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Lũng Niêm lần thứ XXIII xác định công tác bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện nhiệm vụ này, xã Lũng Niêm đã tranh thủ nguồn kinh phí của Đề án "Bảo tồn phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020" và kinh phí hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh để vận động Nhân dân đầu tư mua sắm máy may, khung dệt thổ cẩm, khôi phục và phát triển nghề dệt truyền thống, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa có thêm sản phẩm để phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng. Ông Trương Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước cho biết: "Chính quyền địa phương trong thời gian qua cũng có khuyến khích với bà con, vừa động viên tuyên truyền, vừa có các động thái trình các cấp có chương trình hỗ trợ về tập huấn, kêu gọi đầu tư các hạng mục để góp cho nghề dệt cẩm có được quy mô lớn hơn".

Với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay nghề dệt thổ cẩm của xã Lũng Niêm đang phục hồi và phát triển. Toàn xã có gần 100 hộ gia đình tham gia sản xuất các mặt hàng thêu dệt thổ cẩm. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư thêm máy may công nghiệp để sản xuất đa dạng các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. Trung bình mỗi lao động làm nghề dệt thổ cẩm có thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/1 tháng.
Chị Hà Thị Tinh, thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước cho biết: "Hiện nay theo nhu cầu của khách hàng thì ta phải sản xuất những sản phẩm nhỏ để làm kỷ niệm cho người thân, nhất là ví túi và cái khăn, rồi tết vòng tay, những con thú nhỏ, mũ... thời điểm bán chạy hàng nhất trong năm là vào đầu năm và cuối năm".
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 2 làng nghề truyền thống được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định công nhận để phục vụ du lịch, gồm làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm; làng nghề sản xuất rượu cần thôn Tân Thành, xã Thành Lâm. Huyện cũng đã có 10 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao được giới thiệu và bày bán tại các khu, điểm du lịch.

Việc gắn phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang là hướng đi đúng, giúp du lịch Bá Thước có sự khởi sắc rõ nét trong những năm gần đây. Năm 2023 huyện Bá Thước đã đón được 130.000 lượt khách, doanh thu du lịch đạt gần 100 tỉ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, huyện Bá Thước tập trung xây dựng Khu du lịch sinh thái Pù Luông trở thành khu du lịch cộng đồng trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm phục vụ cho du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu của du khách, tạo nên một nét riêng về du lịch Bá Thước. Huyện cũng phấn đấu lượng du khách ước đạt 120.000 lượt người/năm, trong đó 30% là khách quốc tế, có 80% tổng lượng du khách lưu trú du lịch cộng đồng; tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 120 tỷ đồng/năm.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.