Huyện Cẩm Thủy chủ động ứng phó với thiên tai
Là huyện miền núi thấp, có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía Tây Nam và Đông Bắc xuống thung lũng sông Mã, nên huyện Cẩm Thủy thường xuyên chịu tác động của thiên tai, lũ lụt. Chính vì vậy, công tác phòng, chống thiên tai luôn được huyện quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Hơn 6 năm đã trôi qua, nhưng với những người dân ở thị trấn Phong Sơn, ký ức về trận lũ lụt năm 2018 vẫn còn nguyên vẹn. Mưa lớn cộng với nước lũ đổ về từ đầu nguồn khiến nước sông Mã dâng cao, cuốn trôi nhiều tài sản và hoa màu, gây ngập lụt nhiều khu vực dân cư, thiệt hại rất lớn.
Sau trận lũ lịch sử này, những ngôi nhà ''tránh lũ'' đã được xây dựng ở thị trấn Phong Sơn, giúp người dân yên tâm hơn vì có thể giảm thiểu được thiệt hại nếu lũ lụt lại ra.
Bà Phạm Thị Chức, Thị Trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Nằm ở ven sông Mã, xã Cẩm Tân cũng là địa bàn thường xuyên chịu tác động tiêu cực của lũ lụt, ngập úng, đe dọa an toàn cho tính mạng và tài sản, hoa mầu của người dân. Do vậy, cùng với chuẩn bị chu đáo phương án phòng chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", xã cũng rất chú trọng đến công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức chủ động và trang bị các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xã thường xuyên thực hiện các nội dung trong năm, đầu năm xây dựng kế hoạch kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai, phân công cho từng thành viên, đồng thời, xây dựng kế hoạch phương án để chuẩn bị di dời nếu có tình huống xảy ra".
Qua rà soát, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy hiện có hơn 1.200 hộ với hơn 4.300 khẩu ở 11 xã, thị trấn nằm trong khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai, chủ yếu là lũ và ngập úng… Căn cứ thực tế của từng địa phương, huyện Cẩm Thủy đã xây dựng các phương án phù hợp, triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống thiên tai; mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với ngành nông nghiệp, chúng tôi đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo huyện có các phương án cụ thể liên quan đến phương tiện vật tư cũng như công tác bốn tại chỗ".
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, từ nay đến hết tháng 10/2024 là thời gian cao điểm mùa mưa, lũ, nhiều hình thái thiên tai cực đoan có thể xảy ra bất ngờ. Do vậy, việc chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết, và đặc biệt là tinh thần chủ động, cảnh giác cao, sẽ giúp các địa phương và người dân ứng phó tốt hơn, giảm thấp nhất thiệt hại khi có tình huống xảy ra.
Trao quà cho học sinh có thành tích cao trong học tập
Sáng 8/9, chùa Thanh Hà phối hợp với Mặt trận tổ quốc tỉnh và Hội khuyến học tỉnh tổ chức trao quà cho các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Tin lũ trên sông Mã, sông Bưởi; Cảnh báo lũ trên sông Lèn, sông Cầu Chày
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, mực nước lũ ở trung thượng lưu sông Mã, thượng lưu sông Bưởi đã đạt đỉnh và đang xuống chậm; hạ lưu sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn, sông Cầu Chày đang lên.
Khuyến cáo an toàn trước lũ quét, sạt lở đất
Trong 24 giờ qua, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa vừa, mưa to đến rất to; nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều khu vực, đặc biệt tại các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn, Hòa Bình và Quảng Ninh. Để đảm bảo an toàn, người dân lưu ý các khuyến cáo sau:
Các doanh nghiệp, đơn vị tăng cường thu mua, sấy và bảo quản lúa mùa cho Nhân dân
Với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp, những ngày vừa qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín từ 80% trở lên, nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Cùng với đó, chính quyền các địa phương đã tăng cường phối hợp, đấu mối với các đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua lúa tươi, sấy dịch vụ và bảo quản lúa cho bà con, tránh việc lúa bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
Sạt lở nghiêm trọng làm gián đoạn giao thông trên một số tuyến đường thuộc huyện Mường Lát
Những ngày gần đây, mưa lớn đã làm một số tuyến đường thuộc địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá bị hư hỏng do sạt lở. Hiện nay, chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung khắc phục hậu quả mưa bão
Trong ngày 08/9, các địa phương trong tỉnh đã tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Công ty Điện lực Thanh Hoá khẩn trương khắc phục sự cố do cơn bão số 3 gây ra
Mặc dù bão số 3 không đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hóa, nhưng mưa lớn và giông lốc trong những ngày vừa qua cũng đã ảnh hưởng đến hệ thống cấp điện do Công ty Điện lực Thanh Hóa quản lý. Hiện công ty đang khẩn trương khắc phục các sự cố để nhanh chóng cấp điện ổn định trở lại.
Các địa phương duy trì trạng thái sẵn sàng ứng phó với mưa lũ
Mặc dù bão số 3 đã tan, nhưng mưa lớn và dông do hoàn lưu sau bão vẫn đang diễn biến phức tạp. Do vậy, các địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi phía Bắc Thanh Hóa vẫn đang duy trì cảnh giác cao độ, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân. Ghi nhận của phóng viên tại huyện Thạch Thành và huyện Bá Thước.
Thạch Thành: Nhiều giải pháp ứng phó với nước sông Bưởi lên cao
Sau khi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa phát lệnh Báo động II trên sông Bưởi tại Kim Tân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiến cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành đã triển khai các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Bá Thước: 15 điểm giao thông bị chia cắt cục bộ do nước lũ dâng cao
Từ ngày 6 đến sáng ngày 8/9, trên địa bàn huyện Bá Thước xảy ra dông lốc kèm theo mưa kéo dài làm thiệt hại nhiều tài sản, đường giao thông, công trình thủy lợi và cây trồng. Tổng thiệt hại trên 10 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.