Huyện Cẩm Thủy phát huy vai trò của đảng viên trong phát triển kinh tế
(TTV) - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Thủy đã nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, huyện đặc biệt coi trọng việc khuyến khích các đảng viên phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, tham gia xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế chung của người dân trên địa bàn toàn huyện.
Ông Triệu Phúc Hiến là Bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng tổ dân phố Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn (áo kẻ trắng) là người đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp dựa vào vườn rừng. |
Ông Triệu Phúc Hiến là Bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng tổ dân phố Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn. Ngọc Sơn là tổ dân phố đặc biệt, bởi nơi này có 100% đồng bào Dao sinh sống. Khoảng 30 năm về trước, ông Hiến đã đảm nhiệm cương vị bí thư chi bộ của Ngọc Sơn. Cũng bắt đầu từ đó, ông trở thành người đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp dựa vào vườn rừng. Xác định được thế mạnh của Ngọc Sơn, ông tập trung phát triển cây keo và cây gỗ lớn. Đến thời điểm hiện tại, ông đã có 45 ha keo và 10 ha gỗ lớn. Ngoài ra, ông còn trồng thêm một số loại cây ăn quả. Mỗi năm, nguồn thu từ vườn rừng của ông lên đến gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 500 triệu đồng. Mô hình vườn rừng của ông Hiến không chỉ lớn nhất ở bản Ngọc Sơn, mà còn là một trong những mô hình lớn nhất của huyện Cẩm Thủy.
Noi gương Bí thư chi bộ Triệu Phúc Hiến, 11 đảng viên trong tổ dân phố Ngọc Sơn đều phát triển kinh tế tổng hợp dựa vào vườn rừng, với diện tích từ 5-25 ha một mô hình. Bản Ngọc Sơn có 105 hộ, với trên 500 nhân khẩu, gia đình nào cũng nỗ lực phát triển kinh tế. Trước đây, cuộc sống của dân bản khó khăn, hiện giờ đã được cải thiện rõ rệt.
Đảng bộ thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy có 1.072 đảng viên, sinh hoạt tại 27 chi bộ. Trong những năm qua, cấp ủy đảng của thị trấn luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để các đảng viên phát triển kinh tế. Nhờ đó, đến nay thị trấn Phong Sơn đã có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đảng viên làm chủ. Các mô hình không chỉ giúp đảng viên làm giàu cho bản thân và gia đình, mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế của thị trấn Phong Sơn ngày càng phát triển.
Đảng viên Phạm Thị Duyên, sinh năm 1983, hiện đang quản lý, điều hành hai doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Chị Duyên từng tốt nghiệp đại học rồi cao học, có thời gian công tác tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, với đam mê kinh doanh, chị quyết định nghỉ việc để xây dựng doanh nghiệp riêng. Hiện tại, doanh nghiệp của chị hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực cung ứng vật liệu xây dựng, xăng dầu…
Chị Duyên là một trong những người trẻ đi đầu trong phát triển mô hình thương mại dịch vụ tại thị trấn Phong Sơn. Hai doanh nghiệp của chị Phạm Thị Duyên hiện nay tạo việc làm cho 40 người, với mức thu nhập từ 5-20 triệu đồng/ người/ tháng.
Phong trào phát triển kinh tế trong đảng viên tại huyện Cẩm Thủy đã tạo ra những điển hình tiên tiến, mà câu chuyện “khởi nghiệp” của họ khơi dậy cảm hứng cho nhiều người. Nhiều đảng viên tuổi đã cao, song vẫn nỗ lực tìm tòi, xây dựng thành công các mô hình kinh tế mới. Ông Trịnh Quốc Huy nguyên Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy năm nay đã gần 70 tuổi. Sau nhiều năm công tác, khi về hưu, ông mới bắt tay vào phát triển kinh tế với mô hình nuôi lợn, trồng gai xanh. Đến thời điểm hiện tại, diện tích cây gai xanh của gia đình ông lên tới 3 ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 10 tấn gai khô.
Đầu năm 2022, ông Trịnh Quốc Huy phát triển mô hình trồng rau tía tô Hàn Quốc ( hay còn gọi là lá vừng). Đây là mô hình trồng tía tô đầu tiên của Thanh Hóa xuất khẩu trực tiếp sang Hàn Quốc. Quy trình trồng loại rau này đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về kĩ thuật, an toàn thực phẩm và nhân công lao động. Hiện nay, đảng viên Trịnh Quốc Huy đã nhân rộng được 4ha rau tía tô Hàn Quốc, chuẩn bị cho thu hoạch. Với hai mô hình kinh tế này, ông Trịnh Quốc Huy tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương.
Nhiều cán bộ, đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế đã góp phần đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả tại Cẩm Thủy hiện nay. Cũng như các hộ dân khác, trước đây anh Nguyễn Đăng Tân, Bí thư chi bộ thôn Kìm, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy chỉ trồng ngô và mía. Năm 2018, thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu gai xanh phục vụ nhà máy dệt sợi An Phước, anh chuyển đổi toàn bộ 5 ha trồng mía, ngô sang trồng cây gai xanh.
Để có thể canh tác một loại cây hoàn toàn mới, anh tích cực tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, xây dựng hệ thống tưới tiêu. Mỗi năm, cây gai xanh cho thu hoạch tới 6 lần, đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với trồng các loại cây nông nghiệp trước đây. Mô hình trồng gai của gia đình Bí thư chi bộ Nguyễn Đăng Tân đã góp phần đẩy mạnh phong trào trồng gai xanh, đưa Cẩm Ngọc trở thành một trong những địa phương đi đầu của huyện Cẩm Thủy trong phát triển vùng nguyên liệu gai xanh.
Sự tích cực của các đảng viên trong lao động sản xuất đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế xã hội huyện Cẩm Thủy phát triển. Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất của huyện Cẩm Thủy vẫn đạt 13,33 %, thu ngân sách vượt cao so với dự toán tỉnh giao; các mặt văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đều ổn định và phát triển. Mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp xây dựng được 55 mô hình phát triển kinh tế- xã hội cơ sở, hầu hết do đảng viên làm chủ. Các mô hình này là hạt nhân, động lực lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, khát vọng thoát nghèo, làm giàu chính đáng trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện vùng cao Cẩm Thủy./.
An Thư - Quốc An/Chuyên mục Xây dựng Đảng ngày 1.4-TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.