Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng giao thông khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao, đó là những thách thức đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nói riêng. Tuy nhiên, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát đã xác định đây là động lực quan trọng, là cơ hội để vươn lên, vì vậy đặt quyết tâm rất cao để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình.
Trong quá trình triển khai các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các cấp ủy Đảng, Chính quyền huyện Mường Lát xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm xuyên suốt, trong đó huyện đặc biệt quan tâm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân về các mô hình giảm nghèo để bà con hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khi được hưởng lợi từ các dự án của chương trình.
Dự án đa dạng hoá sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo là một trong những dự án lớn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con các dân tộc huyện Mường Lát. Cũng như hàng trăm hộ dân được hưởng lợi từ dự án này, gia đình anh Lò Văn Tút ở khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát vừa được nhận một con bò giống. Với anh và những người dân nơi đây, bò giống chính là một tài sản lớn, là nguồn sinh kế mang theo cơ hội giúp thoát nghèo.
Anh Lò Văn Tút chia sẻ: "Tôi được nhận con bò giống về để phát triển kinh tế, tôi cũng rất mừng và rất biết ơn Đảng, Nhà nước quan tâm đến những hộ dân còn khó khăn. Tôi sẽ về chăm sóc theo tinh thần kỹ thuật huyện đã tập huấn cho bà con Nhân dân". Ông Lò Hoài Niệm, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: Thực hiện quy trình đối với đối tượng thị trấn đã bố trí các khu phố họp dân để dân lựa chọn mô hình tham gia. Tổ cộng đồng của thị trấn đã xuống tận trang trại bò ở Bá Thước để bấm lỗ tai lựa chọn, cùng với bà con kiểm tra con giống tại 2 mô hình của Piềng Mòn và khu phố Tén Tằn.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, một trong những giải pháp trọng tâm được huyện Mường Lát tập trung triển khai, đó là đưa nguồn vốn giảm nghèo đến với người dân để đầu tư sản xuất, tạo sinh kế lâu dài, vươn lên thoát nghèo. Những chương trình tín dụng có vốn vay ưu đãi đã được triển khai thực hiện có hiệu quả theo quy định. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã chủ động khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách để đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát đã cho hơn 5000 khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đã thoát nghèo vay vốn với tổng dư nợ đạt gần 90 tỷ đồng, trong đó tập trung vào 5 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay tạo việc làm, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất.
Cách đây chưa lâu, gia đình chị Hà Thị Nhiên ở thị trấn Mường Lát thuộc diện hộ nghèo của huyện. Được vay vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi mô hình kinh doanh, dịch vụ. Đến nay gia đình chị đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá giả. Chị Hà Thị Nhiên cho biết: được dự án vay vốn chương trình giảm nghèo, đầu tư kinh doanh các đặc sản ở Mường Lát, mô hình sản xuất của gia đình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho các hộ nghèo trên địa bàn được hưởng lợi. Ông Nguyễn Đức Thượng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát cũng cho biết: Để đồng vốn đến với người dân hiệu quả, ngân hàng chính sách đã tổ chức các phiên giao dịch ở xã, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con làm ăn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm.
Ngoài các dự án hỗ trợ sinh kế, trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, huyện Mường Lát còn tập trung thực hiện kịp thời các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ bảo hiểm y tế… Những chính sách này đã góp phần đáng kể vào nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo của huyện Mường Lát còn được nhà nước hỗ trợ làm nhà theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo rà soát, trong năm 2024, toàn huyện sẽ có 100 hộ được hỗ trợ làm nhà và 72 hộ dân được hỗ trợ sửa chữa nhà từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình này.
Hiện nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Lát đã triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình giảm nghèo đã tạo ra nguồn lực đầu tư rất lớn để huyện tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Mường Lát những năm gần đây giảm nhanh. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở Mường Lát còn khoảng 39%, giảm 16,8% so với năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 25 triệu đồng/năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mường Lát vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Tiến độ giải ngân kinh phí thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn chậm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn mặc dù giảm nhanh nhưng vẫn còn đang ở mức cao. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững; chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ còn cao. Tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước và cấp trên của một bộ phận Nhân dân và một số cấp ủy, chính quyền cơ sở vẫn chưa được khắc phục triệt để…
Trong thời gian tới, huyện Mường Lát sẽ lồng ghép việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 11 ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", nhằm phát huy tối đa nguồn lực, hướng tới mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững hơn nữa. Cùng với đó, huyện Mường Lát sẽ chủ động vận dụng những cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Ông Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Chặng đường phía trước đối với huyện Mường Lát vẫn còn nhiều gian nan, thách thức nhưng cũng có không ít thời cơ, thuận lợi. Với tinh thần đổi mới, quyết tâm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát đang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu không ngừng, với mục tiêu đến năm 2030 thoát khỏi tình trạng huyện nghèo thuộc Chương trình 30a.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn chú trọng phát triển đảng viên trẻ là học sinh các trường học
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên". 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học từ chủ trương đúng đắn này vẫn được Đảng bộ thành phố Sầm Sơn phát huy, áp dụng thực hiện có hiệu quả trong việc quan tâm “gieo hạt giống đỏ”, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh trong các trường học.
"Gieo hạt giống đỏ" trong trường học ở thành phố Sầm Sơn
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ trong việc gieo những "hạt giống đỏ" ở miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh, để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên".
Huyện Nông Cống phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong trường học
Những năm qua, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong trường học, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.