Huyện Nga Sơn chủ động nguồn nước cho vụ mùa 2023
Vụ mùa hàng năm huyện Nga Sơn có hơn 5.000 ha cây trồng các loại, trong đó có gần 4.000 ha gieo cấy lúa. Trước tình hình nắng nóng cộng với tình trạng xâm nhập mặn diễn biến ngày càng gay gắt, phức tạp, huyện Nga Sơn đã xây dựng phương án đảm bảo nước tưới cho cây trồng.
Trạm bơm Vực Bà, thuộc xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn có nhiệm vụ tưới cho hơn 200 ha của 3 xã Nga Lĩnh, Nga Nhân và Nga Thắng. Do nằm ở gần cửa sông Lèn, hoạt động của trạm chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng xâm nhập mặn. Hiện tại bình quân nước ở đây có nồng độ mặn từ 4 đến 6 phần nghìn, trong khi nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo độ mặn dưới 1 phần nghìn. Có những thời điểm độ mặn đo được tại cửa hút trạm bơm lên đến 21 phần nghìn. Để bơm được nước phục sản xuất, công nhân vận hành trạm bơm Vực Bà phải lựa từng thời điểm, nhưng nhiều nhất mỗi ngày cũng chỉ bơm được khoảng 6 tiếng. Ông Nguyễn Tiến Quân, Trạm trưởng trạm bơm Vực Bà, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của Chi nhánh, thời điểm này, chúng tôi trực 24/24, thường xuyên theo dõi độ mặn để kịp thời bơm bất kỳ lúc nào có thể để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho Nhân dân".
Với đặc thù phục vụ tưới 100% diện tích qua hệ thống 14 trạm bơm điện, để đảm bảo nước cho sản xuất vụ thu mùa trong điều kiện nguồn cấp cho các trạm bơm ngày càng khó khăn, Chi nhánh thủy lợi Nga Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Thủy lợi Bắc sông Mã đã chủ động các phương án tưới, đảm bảo trong giai đoạn đầu vụ cung cấp đủ nước cho 100% diện tích của huyện Nga Sơn. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Hoan, Giám đốc Chi nhánh Thủy lợi Nga Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Thủy lợi Bắc sông Mã cho biết: "Để đảm bảo nước tưới chúng tôi đã thực hiện các biện pháp tạo nguồn như đóng các âu để ngăn mặn, giữ ngọt, làm việc với chi nhánh thủy lợi bên tỉnh Ninh Bình để tạo nguồn qua hệ thống sông Tam Điệp, trong trường hợp khó khăn hơn nữa, sẽ đề xuất công ty vận hành trạm bơm Cống Phủ tại Hà Phú, Hà Trung để đưa nước về tạo nguồn cho Nga Sơn".
Hiện tại, nông dân huyện Nga Sơn đang chuẩn bị làm đất, gieo mạ để đến cuối tháng 6 sẽ xuống đồng gieo cấy trà lúa mùa cực sớm và mùa sớm để né lụt vào thời điểm cuối vụ. Nhận định năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, ít mưa, huyện Nga Sơn đã chỉ đạo các địa phương nạo vét kênh mương, ao hồ để nâng cao năng lực dẫn nước, mặt khác nâng dung tích để bơm nước vào kênh mương, ao hồ tích trữ nhằm chủ động nguồn tại chỗ khi nguồn cấp nước từ bên ngoài gặp khó khăn. Huyện cũng chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm lịch thời vụ đã được xây dựng.
Trong thời gian đầu vụ thu mùa, nước tưới phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Nga Sơn sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên do nhận định diễn biến thời tiết phức tạp, huyện Nga Sơn chỉ đạo các xã hướng dẫn Nhân dân không cấy cưỡng ở những diện tích có thể thiếu nước ở giai đoạn giữa vụ. Đối với những diện tích này huyện sẽ chỉ đạo các xã hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.
Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao
Sau gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Xuân Tùng, ở Phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn đã phát triển thành công thương hiệu “Mật ong Giàng A Tùng”, sản phẩm được công nhận đạt OCOP.
Quy định mới về đối tượng đăng ký thuế
Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 86/2024 quy định về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105/2020. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Thương mại điện tử tăng trưởng khả quan
Với mức tăng trưởng ấn tượng của năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 25 tỷ USD trong năm 2025.
Quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa đưa ra 10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025, trong đó tập trung tăng cường quản lý, điều hành giá, chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể vượt 500 tỷ USD
Các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn. Trong năm 2025, quy mô nền kinh tế có thể vượt 500 tỷ USD.
Kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm mới 2025
Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Bước vào năm mới 2025, các doanh nghiệp đã chủ động các giải pháp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, luôn kỳ vọng vào một năm mới với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo được tăng trưởng và bứt phá mới.
Năm 2025, mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả Việt Nam trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.
Huyện Hoằng Hóa thuộc nhóm dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa về phát triển sản phẩm OCOP
Tính đến hết năm 2024, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có 45 sản phẩm được công nhận OCOP, thuộc nhóm các huyện dẫn đầu toàn tỉnh.
Thanh Hóa làm thủy lợi mùa khô đạt trên 107% kế hoạch
Sau hơn 1 tháng phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2024 - 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch.
Năm 2025 ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.