Huyện Nga Sơn lan tỏa phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn
Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và người sử dụng đất đối với công tác hiến đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, việc hiến đất để mở rộng đường đã trở thành một phong trào rộng khắp ở nhiều khu dân cư, được đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Thôn Hải Tiến, xã Nga Hải có 3 tuyến đường liên thôn đã được đầu tư xây dựng từ lâu, chiều rộng mặt đường chỉ khoảng 2m. Ban cán sự thôn đã họp bàn với bà con Nhân dân, quyết tâm mở rộng đường lên từ 4 đến 5m. Nhận thấy lợi ích của việc mở rộng đường, cả 32 hộ dân có đất và công trình kiến trúc thuộc phạm vi ảnh hưởng đã đồng tình ủng hộ, tự nguyện hiến đất, phá dỡ cổng, hàng rào, tường nhà để mở đường.
Là một trong những hộ đầu tiên đồng tình phá dỡ công trình để mở rộng đường giao thông liên thôn, gia đình ông Cao Xuân Huấn đã tình nguyện phá 1 căn nhà 3 gian và hiến 20m2 đất. Ban đầu cũng còn nhiều đắn đo, phân vân, nhưng sau khi được tuyên truyền, ông Huấn nhận thấy những lợi ích về lâu dài, nếu đường được mở rộng sẽ tạo điều kiện để việc đi lại, giao thương, sản xuất kinh doanh của người dân thuận lợi hơn. Vì vậy ông đã bàn bạc với vợ con đồng tình hiến đất, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện việc mở rộng đường. Ông Cao Xuân Huấn, thôn Hải Tiến, xã Nga Hải chia sẻ: "Khi được Ủy ban xã Nga Hải và xóm trưởng thôn vận động thì gia đình hoàn toàn nhất trí để nông thôn ngày càng sạch và đẹp". Ông Vũ Trọng Lữa, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Hải Tiến, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn cho biết: phương châm của thôn là thôn và hộ cùng làm, thôn sẽ hỗ trợ một phần để xây dựng tường rào. Hộ nào không có nhân lực sẽ có đội thợ xây hoàn toàn lại cho các hộ.
Trên địa bàn xã Nga Hải có nhiều tuyến đường nhỏ hẹp, không đủ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương. Trong khi đó, mật độ dân cư dọc theo các tuyến đường thường tập trung rất đông, các vật kiến trúc như tường rào, cổng nhà, quán... phần lớn đã được Nhân dân xây dựng kiên cố. Nếu phải chi trả đền bù để mở rộng đường thì ngân sách địa phương không thể kham nổi. Do vậy cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định việc vận động Nhân dân hiến đất, hiến công trình là giải pháp có tính quyết định để mở rộng đường.
Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 24, Ban vận động xã Nga Hải đã tổ chức quán triệt nội dung của Chỉ thị đến cán bộ và Nhân dân; đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Ban vận động xã đã trực tiếp dự họp cùng chi bộ các thôn, xác định từng tuyến đường cần mở rộng, từng hộ dân cần hiến đất... để đưa ra giải pháp thực hiện. Các thành viên Ban vận động bám sát địa bàn dân cư, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân đồng tình ủng hộ. Nhờ đó phong trào hiến đất mở đường đã nhanh chóng diễn ra sôi nổi, tạo hiệu ứng tích cực ở các khu dân cư. Chính quyền địa phương cũng đã huy động thêm lực lượng của các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ gia đình phá dỡ công trình, hỗ trợ ngày công xây dựng lại tường rào, công trình phụ sau khi hiến đất. Ông Mai Thế Dân, Bí thư Đảng ủy xã Nga Hải, huyện Nga Sơn cho biết: xã đã vận động các thôn hiến đất làm đường với tiêu chuẩn nền đường 5m. Đơn vị nào làm được huyện sẽ hỗ trợ xi măng, xã hỗ trợ 450 triệu đồng/1km chiều dài. Đến nay các thôn vào cuộc rất tích cực, Nhân dân rất đồng tình ủng hộ.
Tại xã Nga Thiện, phong trào hiến đất mở rộng đường cũng đang diễn ra sôi nổi. Thực hiện công trình mở rộng tuyến đường huyện Nhân – Thiện – An, Đảng ủy xã ra chủ trương, chỉ đạo UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, ban cán sự các thôn tiến hành vận động đoàn viên, hội viên và người dân hiến đất, tạo thành phong trào thi đua giữa các tổ chức, các khu dân cư với nhau. Từ xã đến thôn đã thành lập các tổ công tác đi đến từng ngõ, gõ từng nhà vận động người dân tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động để mở rộng giao thông. Khi người dân hiểu và nhận thức rõ về lợi ích của việc mở đường, họ đã đồng tình ủng hộ và tích cực hiến đất. Chỉ sau thời gian ngắn, 74 hộ gia đình trong xã đã tình nguyện hiến đất, phá dỡ nhà, tường rào, cổng phục vụ mở rộng đường, trong đó có hộ hiến nhiều nhất hơn 90 m2 đất. Bà Mai Thị Lĩnh, thôn Từ Sơn, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn cho biết: "Đầu tiên nhà tôi vào 5m6, nhưng khi đo đạc dần dần thì vào thêm gần 2m nữa, tôi cũng nhất trí bởi đây cũng là cơ hội có một để mở đường rộng cho con cháu sau này".
Thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông nông thôn, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, Ủy ban MTTQ huyện Nga Sơn đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, nội dụng của cuộc vận động đến từng địa bàn khu dân cư, từng đối tượng, cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp Nhân dân để huy động cao nhất sự tham gia của cộng đồng. Đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động theo phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác, trách nhiệm vì cộng đồng của mỗi người dân, tạo sự lan tỏa, tạo thành phong trào thi đua rộng khắp ở các khu dân cư.
Huyện Nga Sơn cũng đã tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng hệ thống đường giao thông, các công trình công cộng trên địa bàn và căn cứ vào quy hoạch, khả năng thực tế để xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện Cuộc vận động. Trong đó, tập trung vận động Nhân dân hiến đất để mở rộng các tuyến đường huyện, đường xã và đường thôn, ngõ xóm, tổ liên gia, kết hợp với di chuyển các cột điện, cột viễn thông đến vị trí phù hợp, xây dựng hệ thống thoát nước, chỉnh trang lại nhà cửa, cổng ngõ, tường rào, trồng cây xanh. Ông Vũ Văn Hùng, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nga Sơn cho biết thêm: " Năm 2024, 2025, chúng tôi thực hiện khoảng 30km đường trục của các đơn vị liên thôn, ngõ xóm, đường huyện. Giai đoạn 2026 - 2030, chúng tôi cố gắng thực hiện ít nhất 300km đường liên thôn, đường ngõ xóm, đường huyện và 500 công trình phúc lợi để hiến đất làm đường và các công trình khác trên địa bàn huyện Nga Sơn ".
Chìa khóa trong phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng, nhất là mở rộng hệ thống giao thông ở Nga Sơn chính là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Những công trình, phần việc liên quan đến vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp phải được công khai, bàn bạc, thống nhất để tạo sự đồng thuận, từ đó khơi dậy sức mạnh và nguồn lực trong Nhân dân. Sau khi mở rộng đường, các địa phương đã huy động nguồn lực từ Nhân dân xây dựng mới cổng, tường rào, mương thoát nước, di dời cột điện, đổ bê tông, nhiều tuyến đường được trồng hoa, cây xanh, lắp điện chiếu sáng.
Ông Mai Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ở các địa phương khác giải phóng mặt bằng được hỗ trợ, nhưng đối với Nga Thiện chúng tôi thực hiện vận động 100% người dân tự nguyện hiến đất, hiến tài sản trên đất để làm đường. Để làm được việc này, chúng tôi chỉ là người định hướng, còn người dân Nga Thiện là người hưởng ứng, tạo điều kiện giúp đỡ, chia sẻ, đồng thuận, giúp cho địa phương thì chúng tôi mới hoàn thành được".
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", hiến đất, mở rộng đường là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã và đang được cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nga Sơn đồng tình ủng hộ. Khi đường mở rộng, diện mạo, bộ mặt nông thôn chắc chắn sẽ được thay đổi, từ đó hình thành nên những khu dân cư " sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn".
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn chú trọng phát triển đảng viên trẻ là học sinh các trường học
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên". 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học từ chủ trương đúng đắn này vẫn được Đảng bộ thành phố Sầm Sơn phát huy, áp dụng thực hiện có hiệu quả trong việc quan tâm “gieo hạt giống đỏ”, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh trong các trường học.
"Gieo hạt giống đỏ" trong trường học ở thành phố Sầm Sơn
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ trong việc gieo những "hạt giống đỏ" ở miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh, để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên".
Huyện Nông Cống phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong trường học
Những năm qua, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong trường học, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.