Huyện Ngọc Lặc phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là tiền đề để người dân mở rộng sản xuất thâm canh theo hướng hiện đại, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có năng suất chất lượng vượt trội, giảm sự lệ thuộc vào mùa vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như trước đây, gia đình chị Lê Thị Thảo, Thôn Thành Công, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống, trồng rau màu ngoài trời, thời tiết khắc nghiệt lại mất mùa, được mùa lại mất giá. Để hạn chế tối đa những rủi ro cũng như nâng cao giá trị nông sản, năm 2019, gia đình chị đã đầu tư hệ thống nhà màng trồng dưa công nghệ cao. Nhà màng có diện tích hơn 2ha, có khả năng chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng giảm chi phí sản xuất. Toàn bộ cây trồng thâm canh trong nhà màng được dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Dinh dưỡng cho cây trồng được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp cho cây phát triển đồng đều. Mỗi cây được trồng riêng trong từng túi bầu với giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, trồng cây, chăm sóc, nên cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vào mùa nắng nóng dưa phát triển nhanh nên chỉ khoảng gần 70 ngày là được thu hoạch. Bình quân mỗi vụ dưa chị thu trên 3 tấn quả, giá bán 35 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, gia đình chị Thảo có lãi trên 200 triệu đồng.
Chị Lê Thị Thảo, Thôn Thành Công, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ứng dụng khoa học công nghệ trong nhà kính là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tưới tiêu mình sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới tự động, đảm bảo cung cấp dủ nước cần thiết cho cây, giảm chi phí chăm sóc và nhân công để tăng lợi nhuận".
Tận dụng diện tích đất đồi rộng lớn, gia đình anh Lương Văn Tưởng, Thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc đã chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày sang trồng cây ăn quả để nâng cao thu nhập. Để trồng cam canh đạt hiệu quả, gia đình anh đã áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, bảo vệ từ khâu làm đất, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh. Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho cây, anh phối trộn phân hữu cơ gồm ngô, đậu tương, chăm sóc cây bằng chế phẩm sinh học hữu cơ để tăng độ bền cho cây; hệ thống tưới tiêu được đầu tư lắp đặt tự động. Hiện nay trên diện tích 4ha cam canh, mỗi năm gia đình anh thu hoạch 15 tấn cam thương phẩm, trừ chi phí thu lãi trên 400 triệu đồng. Trong định hướng sản xuất, anh mong muốn được thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng cam, tiến tới xây dựng Mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Anh Lương Văn Tưởng, Thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Để nâng cao chất lượng của cam, nhà tôi chủ yếu cáp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, tăng cường bón phân chuồng và phân hữ cơ hoai mục là ngô và đậu tương, nâng sức đề kháng của cây, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên. Tới đây, tôi áp dụng hệ thống tưới tự động, tăng cường sử dụng thêm những dòng sản phẩm hữu cơ".
Ông Bùi Đăng Lượng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Hội Nông dân xã Minh Sơn tuyên truyền về tiến bộ khoa học kỹ thuật để cho bà con tiếp cận gióng mới, có hiệu quả kinh tế cao. Thứ 2 là quan quan tâm đến hệ thống tưới nhỏ giọt, tăng hiệu quả cho các cây; bón phân hữu cơ, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm bà con Nhân dân sản xuất ra".
Để phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa quy mô lớn gắn với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, ngày 4/6/2019, Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã có Quyết định số 2179 về việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, toàn huyện có gần 3.000ha đất nông nghiệp được tích tụ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: Mô hình trồng dưa kim hoàng hậu theo hướng công nghệ cao ở xã Kiên Thọ, mô hình trồng măng tây theo hướng công nghệ cao ở xã Ngọc Liên, Minh Sơn; mô hình trồng cây dược liệu tại xã Kiên Thọ. Trong đó có Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Hồ Gươm Sông Âm có tổng diện tích trên 800ha đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất quả Vải không hạt; Thanh Long ruột đỏ, Dứa gai, Bơ tứ quý… Các mô hình đã và đang có sự kích cầu từ các chính sách ưu đãi vay vốn phát triển, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ logo, hình ảnh để phát triển sản phẩm OCOP.
Ông Vũ Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân, phát triển kinh tế tập thể. Vận động và con xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, đưa kỹ thuật số vào canh tác và chuyển giao, đưa lên sàn thương mại điện tử, đưa sản phẩm của nông dân đến được các nơi, đẩy mạnh năng suất và giá trị sản phẩm".
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã và đang tạo điều kiện để huyện Ngọc Lặc thực hiện tốt các dự án phát triển nông nghiệp, tuyển chọn các loại cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện địa phương, góp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.