Huyện Ngọc Lặc quyết tâm về đích nông thôn mới
Huyện Ngọc Lặc có xuất phát điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thấp. Song, với nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, không chỉ diện mạo nông thôn đang thay đổi từng ngày, mà nhận thức, tư tưởng của người dân cũng từng bước đổi mới, đã xuất hiện nhiều điển hình tập thể, cá nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2023 đến nay, huyện Ngọc Lặc đã huy động được gần 500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách Nhà nước trên 46 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình đạt 206 tỷ đồng, gần 14 tỷ đồng huy động từ người dân và cộng đồng. Cùng với đó, huyện Ngọc Lặc cũng đã vận động 993 hộ dân tham gia hiến đất, cây cối, hoa màu, với diện tích gần 60 nghìn m2 và tham gia hơn 74 nghìn ngày công lao động, tổng giá trị ước tính hơn 230 tỷ đồng… Từ nguồn kinh phí đó, huyện đã đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở văn hóa, trường học, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân.
Trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua huyện Ngọc Lặc đã từng bước sắp xếp lại ngành nông nghiệp; nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất theo định hướng nông nghiệp sạch, xanh, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao. Những vùng nguyên liệu đã được hình thành, gắn chặt các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Huyện đã quan tâm, hỗ trợ các hộ dân áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện chương trình OCOP; xây dựng thương hiệu sản phẩm, phấn đấu trở thành huyện nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha canh tác đạt hơn 100 triệu đồng đã giúp nông dân làm giàu.
Anh Phạm Phú Phục, thôn 4 xã Ngọc Liên huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi được Phòng nông nghiệp hỗ trợ về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, đến nay, đời sống của gia đình đã tạm ổn định. Gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình".
Qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện miền núi Ngọc Lặc đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ, tham gia của các tầng lớp Nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư ngày càng hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác an sinh xã hội, đời sống tinh thần khu vực nông thôn được quan tâm, nhất là hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Ông Phạm Văn Thống, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi chủ yếu huy động nguồn vốn từ sức dân. Chúng tôi cũng xây dựng kế hoạch thực hiện các công trình giao thông. Khi giao thông thuận tiện, kinh tế của bà con được nâng lên, bà con cũng có những đóng góp nhiều hơn".
Thạch Lập trước đây là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc, với hơn 97% đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Với xuất phát điểm là xã nghèo, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức đồng lòng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết của Đảng bộ đề ra. Năm 2019, Thạch Lập đã thoát khỏi xã nghèo, năm 2021 được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, xã Thạch Lập đang tiếp tục phát huy lợi thế trong xây dựng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng với hơn 100 hộ tham gia, góp phần không nhỏ nâng cao đời sống Nhân dân, đồng thời thực hiện hiệu quả mô hình "Khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn", hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.
Ông Phạm Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để góp phần cùng huyện hoàn thành chương trình nông thôn mới, chúng tôi tập trung vào phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống. Cụ thể, chúng tôi duy trì các ngày chủ nhật xanh, vệ sinh môi trường. Cùng với đó, chúng tôi tập trung phát triển kinh tế vườn, rừng; phát triển du lịch, góp phần bảo vệ, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo sinh kế cho người dân".
Để tạo đột phá trên các lĩnh vực, huyện Ngọc Lặc tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung; quan tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Huyện cũng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời tập trung các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị Ngọc Lặc, phấn đấu sớm trở thành trung tâm văn hóa - xã hội, thể dục - thể thao của khu vực miền núi Thanh Hóa. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo các địa phương đã về đích nông thôn mới tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng đến nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng các khu dân cư văn minh, đô thị văn minh.
Ông Phạm Văn Đồng, Chủ tịch UBND Thị trấn Ngọc Lặc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục hoàn thiện tiêu chí đô thị văn minh, thực hiện tốt 4 phong trào thi đua do huyện phát động. Cùng với đó, chúng tôi thực hiện tốt các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới mà huyện đã giao cho".
Từ đầu năm đến nay, huyện Ngọc Lặc đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn từ Nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã phát động Nhân dân xây dựng được 326 km hàng rào xanh, tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp và an toàn tại các xã Ngọc Sơn, Mỹ Tân, Ngọc Liên, Thúy Sơn... Toàn huyện đã có 1 xã nông thôn mới nâng cao; 17/20 xã đạt chuẩn và đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới; 153 thôn đạt chuẩn, hoàn thành xây dựng nông thôn mới và 3 thôn kiểu mẫu. Bình quân đạt 17,2 tiêu chí/xã và có 8 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đồng thời, huyện đặt ra mục tiêu đến hết năm 2024, 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đưa Ngọc Lặc trở thành huyện miền núi đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Phạm Phú Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi xác định xây dựng các sản phẩm mang tính đặc thù, đó là sắn dây và măng tây. Chúng tôi sẽ phát triển các sản phẩm này theo đúng tinh thần huyện đã định hướng".
Huyện Ngọc Lặc xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, với mục tiêu phát triển nông thôn bền vững theo hướng xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Năm 2024, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã nông thôn mới nâng cao, 3 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 12 thôn hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu đó, huyện tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích, vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong xây dựng nông thôn mới, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia thực hiện.
Trên cơ sở nguồn lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch để tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong Nhân dân. Cùng với đó, huyện Ngọc Lặc luôn tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và vận động Nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp vật chất, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng nông thôn mới.
Ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để huyện Ngọc Lặc trở thành huyện nông thôn mới đúng với tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, chúng tôi tập trung lãnh đạo toàn diện, trong đó, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu, tạo tiền đề để huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới".
Với nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết của Nhân dân, tin tưởng rằng Ngọc Lặc sẽ sớm hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của năm 2024, và là một trong những huyện miền núi đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2021 - 2025 đã đề ra.
Ứng phó với không khí lạnh tăng cường, rét và gió mạnh trên biển
Thực hiện Công văn số 9885/BNN-ĐĐ ngày 25/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Không còn đăng kiểm tạm 15 ngày với ô tô
Để đồng nhất với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 47 quy định về kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Một trong những điểm mới của Thông tư này là, từ ngày 1/1/2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Quy định mới về quản lý xe hợp đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158 quy định về hoạt động vận tải đường bộ, trong đó có nhiều quy định sửa đổi đối với quản lý xe hợp đồng.
Tăng cường biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Những ngày này, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến Thanh Hóa. Tại các huyện miền núi, nhiệt độ giảm sâu vào ban đêm và sáng sớm gây ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của người dân. Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đang tăng cường chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.
Đêm ngày 26/12, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Thanh Hóa
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, đêm 26 và ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa; từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn.
Trao hơn 1500 suất quà cho nữ công nhân có hoàn cảnh khó khăn
Chiều ngày 25/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa và Công đoàn khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã tổ chức trao quà của nhà tài trợ cho nữ đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và quá tải các bãi rác
Trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tập trung và quá tải tại nhiều bãi rác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Nhân dân và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Khắc phục tình trạng này là vấn đề đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng tập trung giải quyết.
Tập đoàn Bất động sản Đông Á hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Chiều ngày 25/12, Tập đoàn Bất động sản Đông Á đã trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà cho 3 hộ nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở trên địa bàn phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn với tinh thần hưởng ứng Chỉ thị số 22, ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Tin cuối cùng về cơn bão số 10
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, chiều tối ngày 25/12, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 10) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Rộn ràng không khí Giáng sinh tại thành phố Thanh Hoá
Không khí rộn ràng của ngày lễ Giáng Sinh đã tràn ngập khắp mọi nẻo đường tại thành phố Thanh Hoá. Vui vẻ và hạnh phúc đó là những cảm xúc mà mỗi người dân dù tín ngưỡng là lương hay giáo đều đón nhận và tận hưởng trong ngày lễ lớn này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.