ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn

Là một huyện miền núi thấp có diện tích tự nhiên hơn 485 km2, trong đó có hơn 39 nghìn ha đất nông nghiệp, Ngọc Lặc xác định việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao là một giải pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.

Minh Thúy- Quang Hòa

27/03/2023 10:25

Xác định được mục tiêu, ý nghĩa tầm quan trọng của tích tụ ruộng đất và đón đầu các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện  Ngọc Lặc đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 13 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đến các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, trong đó xác định: Tích tụ, tập trung đất đai là nhiệm vụ, giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ngày 4/6/2019, Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã có Quyết định số 2179, ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn - Ảnh 2.

Theo kế hoạch được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao, trong giai đoạn 2020-2025, huyện Ngọc Lặc sẽ thực hiện tích tụ 2830 ha đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, huyện đã giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện từng năm cho các xã, thị trấn; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh các quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm phát huy tối đa lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên và lợi thế vùng; tuyên truyền vận động nông dân "đổi thửa, dồn thửa", tích tụ ruộng đất, chuyển nhượng, thuê, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sản xuất vào doanh nghiệp, Hợp tác xã để phát triển sản xuất.

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn - Ảnh 3.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, nhờ có thêm các cơ chế hỗ trợ của trung ương và của tỉnh, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các mô hình tích tụ, tập trung đất đai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: Mô hình trồng dưa kim hoàng hậu theo hướng công nghệ cao ở xã Kiên Thọ, mô hình trồng măng tây theo hướng công nghệ cao ở xã Ngọc Liên, mô hình trồng mít thái theo hướng công nghệ cao tại xã Quang Trung, mô hình trồng cây dược liệu tại xã Kiên Thọ và các mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn dịch bệnh. Hiệu quả rõ rệt nhất là ở mô hình tích tụ ruộng đất để phục tráng rừng luồng.

Trước kia, diện tích luồng do các hộ dân trồng tự phát, nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch, một số xã do khai thác quá mức, không được chăm sóc, bón phân dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Thời gian qua, các xã Vân Am và Phùng Giáo tổ chức tích tụ ruộng đất, vận động các hộ dồn điền, đổi thửa, để hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm. Với sự hỗ trợ của huyện về kỹ thuật chăm sóc và cung cấp phân bón, chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận của Nhân dân. Riêng trên địa bàn xã Vân Am đã tích tụ được hơn 200 ha đất theo dự án phục tráng rừng luồng mang lại hiệu quả lớn về phát triển kinh tế cho người dân. 

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn - Ảnh 4.

Ông Phạm Văn Nghĩa, Trưởng thôn Đắm, xã Vân Am huyện Ngọc Lặc cho biết: "Việc trồng luồng để phát triển kinh tế thì có năng suất hơn các loại cây khác, bà con có thu nhập ổn định. Việc tích tụ ruộng đất có lợi cho bà con, bảo vệ chăm sóc đồng loạt, dễ chăm sóc, thu hoạch hiệu quả hơn manh mún". Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy xã Vân Am huyện Ngọc Lặc cũng cho biết: "Cây luồng là cây thế mạnh của xã, trên cơ sở nghị quyết của tỉnh và của huyện, xã đã chỉ đạo bà con Nhân dân các thôn tích tụ ruộng đất để chuyển đổi và nâng cao thu nhập, xã đã tích tụ được hơn 200 ha để tiến hành phục tráng rừng luồng và nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây luồng. Từ việc tích tụ ruộng đất, phục tráng rừng luồng, đời sống của bà con trong xã Vân Am, các hộ nằm trong dự án thực hiện chương trình đã có thu nhập cao hơn".

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn - Ảnh 5.

Cùng với thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện đã ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, như: Hỗ trợ máy nông nghiệp liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ đầu tư hệ thống điện cho các trang trại quy mô lớn, hỗ trợ cho các hộ làm nhà màng, nhà lưới... Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã tích tụ được hơn 2398 ha đất để phục vụ cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, trong đó trồng trọt 531 ha, chăn nuôi 482 ha, lâm nghiệp 1385ha. Riêng trong năm 2022, huyện đã thực hiện tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng công nghệ cao được  549,5 ha đạt 109,9% kế hoạch.

Việc tích tụ ruộng đất đã và đang góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, bền vững theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả để xây dựng thành công nhiều thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Nhờ có tích tụ tập trung đất đai nên nhiều kỹ thuật, công nghệ cao đã được ứng dụng vào sản xuất như sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất, ủ phân hữu cơ, áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, sản xuất rau quả trong nhà màng, biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động, cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao theo quy trình khép kín đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn - Ảnh 6.

Được địa phương quan tâm, tạo điều kiện, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồ Gươm - Sông Âm đã xây dựng 2 mô hình tích tụ ruộng đất, phát triển cây giống mới lần đầu tiên trồng tại xã Nguyệt Ấn thay thế cho các cây trồng kém hiệu quả kinh tế. Đó là giống cây vải không hạt với diện tích 27 ha, giống bơ tứ quý của Israel với diện tích 34ha. Các mô hình đều áp dụng công nghệ cao trong sản xuất từ khâu ươm giống, chăm sóc đến chế biến sản phẩm. Ông Lê Minh Châu, Trưởng  phòng kế hoạch kỹ thuật, Công ty Hồ Gươm- Sông Âm cho biết công ty sẽ tiếp tục vận động tích tụ ruộng đất, làm công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào làm, giảm chi phí về lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất, huyện Ngọc Lặc đang gặp phải những khó khăn. Do điều kiện tự nhiên, địa hình không bằng phẳng, các xã miền núi cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp như đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương còn chưa đồng bộ nên nhiều hộ dân chưa sẵn sàng cho việc sản xuất với quy mô lớn. Một số mô hình tập trung đất đai còn mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, đã ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ dân khác.

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, trong quá trình thỏa thuận với các hộ dân để tích tụ ruộng đất thực hiện các dự án nông nghiệp quy mô lớn còn có nhiều rào cản trong quy định về hạn mức đất đai và giải phóng mặt bằng để những doanh nghiệp thực sự cần đất sản xuất có thể đầu tư vào sản xuất lâu dài. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chưa có những doanh nghiệp phát huy được vai trò đầu tàu, tạo động lực để thu hút người dân vào cuộc.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy, thời gian tới, huyện Ngọc Lặc sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tích tụ, tập trung đất đai, đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, trong đó có cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng sản xuất. Phát huy tốt nhất các yếu tố thuận lợi, khắc phục những khó khăn, huyện Ngọc Lặc phấn đấu xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025 và là 1 trong 3 huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh.

Nguồn: Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 23.3.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hiệu quả từ tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao

Hiệu quả từ tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao

20:57 , 21/04/2024

Ngày 01/11/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện Nghị quyết, các địa phương đã tập trung triển khai, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tích cực tích tụ đất đai để phát triển sản xuất tập trung, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất. Luỹ kế đến hết năm 2023, Thanh Hóa đã tích tụ được gần 50.000 ha để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng gần 38,7 nghìn ha so với năm 2018, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2025.

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân

14:42 , 21/04/2024

Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ năm 1996 đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Tự hào một dải non sông"

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Tự hào một dải non sông"

23:18 , 18/04/2024

Cuối năm 2023, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" nhằm nâng cao ý thức về chủ quyền quốc gia, dân tộc bằng hành động cụ thể là treo bản đồ Việt Nam tại cơ quan, phòng làm việc, phòng học, sinh hoạt của các cấp Đoàn viên, thanh, thiếu nhi trong và ngoài nước. Bằng sức trẻ và sự sáng tạo, tuổi trẻ Thanh Hóa đã hưởng ứng cuộc vận động qua những phần việc, công trình ý nghĩa, để từ đó thắp sáng tình yêu Tổ quốc, lòng tự tôn dân tộc trong mỗi Đoàn viên và lan tỏa cho cả cộng đồng.

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

23:18 , 18/04/2024

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Quốc gia Sự Thật vừa cho ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức", tuyển chọn các bài viết phân tích, đánh giá sâu sắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ của các tướng lĩnh có mặt trực tiếp, chỉ huy, tham gia Chiến dịch; các nhà khoa học, nhà bình luận quân sự, nhà văn, nhà báo ở trong và ngoài nước.

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát

16:30 , 17/04/2024

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới, giáp với nước bạn Lào, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong những năm qua, cùng với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ thôn, bản trên địa bàn huyện đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nhanh chóng đưa Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2030.

Phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo

Phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo

10:46 , 17/04/2024

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 160.000 đồng bào Công giáo, sinh hoạt ở 79 giáo xứ, khoảng 350 giáo họ, cộng đoàn, điểm nhóm. Thực hiện Quy định số 06 ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về "Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo và đảng viên là người theo tôn giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo", công tác bồi dưỡng, xây dựng lực lượng nòng cốt công giáo để tạo nguồn kết nạp Đảng được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm; bảo đảm chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục, quy định của Đảng. Từ đó góp phần xây dựng tổ chức Đảng vùng Công giáo vững mạnh, tạo mối quan hệ đoàn kết lương giáo, chung sức đồng lòng, thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Xây dựng Nông thôn mới - Kiến tạo những vùng quê đáng sống

Xây dựng Nông thôn mới - Kiến tạo những vùng quê đáng sống

07:52 , 17/04/2024

Năm 2023, dưới sự lãnh, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của các ban, bộ, ngành và sự hợp tác, chia sẻ của các tỉnh, thành bạn, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nâng lên. Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những miền quê đáng sống.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

10:26 , 15/04/2024

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025, huyện Triệu Sơn lựa chọn phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là khâu đột phá. Tuy nhiên, để thực hiện khâu đột phá này, khó khăn lớn nhất là việc giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông, bởi liên quan đến nhiều hộ dân, với diện tích đất lớn, nếu đền bù theo quy định thì sẽ không có khả năng cân đối tài chính. Nhằm tháo gỡ khó khăn này, ngày 22/7/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Sơn đã ban hành Nghị quyết số 12 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Chỉ sau chưa đầy 2 năm, Nghị quyết đã đi sâu vào đời sống, được đông đảo cán bộ, Đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo nên một phong trào mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

90 năm Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc - Thành tựu tự hào, truyền thống vẻ vang

90 năm Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc - Thành tựu tự hào, truyền thống vẻ vang

20:21 , 14/04/2024

Cách đây 90 năm, ngày 16 tháng 4 năm 1934, Tỉnh uỷ Thanh Hoá quyết định thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ghép Vĩnh Lộc - Thạch Thành, tiền thân của Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc ngày nay. 90 năm qua, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN trên địa bàn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Thanh Hóa

Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Thanh Hóa

20:35 , 12/04/2024

Chiều ngày 12/4, Trường Chính trị tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm khoa học và ký kết chương trình phối hợp về "Nghiên cứu giải pháp xây dựng, phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay". Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình.