ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản

Tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, những năm qua huyện Như Xuân đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Vân Anh – Quang Hoà

20/02/2024 21:19

Huyện Như Xuân hiện có trên 22.000ha rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Trong đó có trên 1.444 ha rừng gỗ lớn, 700ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC tại xã Thượng Ninh. Đây được xem là ưu thế để huyện phát triển nghề chế biến lâm sản, nhất là lâm sản xuất khẩu. Những năm qua huyện đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến lâm sản, nhất là chế biến sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: gỗ ván ép công nghiệp, ván ghép thanh, hàng mộc cao cấp... Huyện đã kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thủ tục hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp, qua đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lao động, nhất là lao động có tay nghề thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề.

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản- Ảnh 1.

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản- Ảnh 2.

Anh Trịnh Đức Thao, Quản lý Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất thương mại LHD, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Anh Trịnh Đức Thao, Quản lý Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất thương mại LHD, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các anh là các doanh nghiệp với mới đến đây gặp rất nhiều khó khăn nhưng được chính quyền địa phương từ cấp xã, cấp huyện tạo điều kiện về vấn đề thủ tục giấy tờ, các vấn đề về hành chính nên mọi công việc tạm ổn định".

Được huyện khuyến khích, tạo điều kiện, nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản đã đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đơn cử như Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, thôn Ngòi, xã Xuân Hòa. Là đơn vị chuyên sản xuất sản phẩm ván ép xuất khẩu, với công suất khoảng 20.000m3 sản phẩm/năm, mỗi năm đơn vị thu mua khoảng 35.000 đến 36.000 tấn nguyên liệu. Đại diện doanh nghiệp cho biết, với khối lượng sản xuất lớn, nên công ty lựa chọn huyện Như Xuân là đơn vị đóng chân, bởi trên địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty luôn ổn định năm 2023, công ty sản xuất được hơn 20.000m3 sản phẩm ván ép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, doanh thu đạt 2,5 triệu USD. Lao động làm việc trong công ty luôn duy trì từ 150 đến 200 người.

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản- Ảnh 3.

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản- Ảnh 4.

Ông Lê Văn Hà, Trưởng Phòng Hành chính, nhân sự Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Ông Lê Văn Hà, Trưởng Phòng Hành chính, nhân sự Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đơn vị chúng tôi đóng trên địa bàn Như Xuân được 8 năm, với tình cảm của người dân địa phương, chúng tôi từng bước tháo gỡ những khó khăn và xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty. Trong những năm vừa qua, chính qyền địa phương xã huyện đặc biệt quan tâm, hàng năm cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, 4'55 thứ nhất về nhân lực, thứ hai về an ninh trật tự".

Đến nay, trên địa bàn huyện có 16 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản có quy mô đang hoạt động. Do được đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu, nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn luôn duy trì ổn định, nhiều đơn vị phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với sự phát triển của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến lâm sản, hàng trăm lao động của địa phương đã có việc làm và thu nhập ổn định tại các xưởng sản xuất. Trong đó, với các lao động phổ thông thu nhập trung bình 5 – 7 triệu đồng/người/tháng; đối với lao động có kỹ thuật, tay nghề cao có thể thu nhập từ 10 triệu đồng/người/tháng trở lên. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2023 đạt 250 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phát triển chế biến lâm sản của huyện đang gặp phải một số khó khăn, như: các doanh nghiệp chưa chú trọng liên kết với người dân về việc phát triển vùng nguyên liệu; nhiều doanh nghiệp và cơ sở đã xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, nhưng không có quỹ đất; khó khăn về vốn để đầu tư; khó khăn ở khâu tiêu thụ, sản phẩm đơn điệu... Đặc biệt, những năm vừa qua các doanh nghiệp chế biến lâm sản gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, đồng thời giá hầu hết các mặt hàng cũng giảm sút. Đây là những bài toán mà doanh nghiệp chế biến lâm sản cần phải tìm lời giải trong thời gian sắp tới.

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản- Ảnh 5.

Ông Bùi Chí Công, Công ty TNHH Ngô Huy Dũng, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong năm 2024 này đối với đơn hàng dăm gỗ thì công ty đã có các hợp đồng để chuẩn bị cho năm 2024. Nhưng đối với ván ép do tình hình kinh tế bây giờ đang khó khăn. Cho nên ngoài việc các nhà thầu khác đến ký kết, chúng tôi cũng chủ động ra ngoài tìm kiếm đối tác nhập hàng của công ty. Chúng tôi kỳ vọng quý, quý 2 tình hình kinh tế khởi sắc hơn, công ty có thể sản xuất đạt được công suất tối đa".

Huyện Như Xuân thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản- Ảnh 6.

Ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Động viên bà con luôn luôn cung cấp đầy đủ các nguồn nguyên liệu; thứ hai tạo môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính ở cấp huyện để đồng hành cùng doanh nghiệp; thứ ba trong vấn đề hỗ trợ thì những vấn đề khó khăn, huyện tạo điều kiện, những vấn đề vượt quá thẩm quyền cấp tỉnh thì huyện sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để kiến nghị thực hiện các vấn đề này. Vấn đề thứ tư là nguồn lao động, kêu gọi nguồn lao động làm cùng doanh nghiệp, an tâm gắn bó với doanh nghiệp để doanh nghiệp có nguồn lao động".

Với tiềm năng lớn về lâm nghiệp, Như Xuân xác định chế biến lâm sản là mũi nhọn trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá những kết quả và những khó khăn, huyện sẽ tiếp tục định hướng, xây dựng, chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện các giải pháp cụ thể để điều tiết cũng như hỗ trợ, quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản phát triển ổn định.


Nguồn: Bản tin Doanh nghiệp doanh nhân ngày 14/2/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Xuất khẩu rau quả tiến gần tới mốc 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả tiến gần tới mốc 7 tỷ USD

06:35 , 25/07/2024

Năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt 7 tỷ USD, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Thanh Hóa có gần 400.000 ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hóa có gần 400.000 ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

23:35 , 24/07/2024

Tính đến tháng 7 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có hơn 648.300 ha rừng. Trong đó, có gần 400.000 ha rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Thanh Hóa phát triển được 201 ha nhà màng, nhà lưới

Thanh Hóa phát triển được 201 ha nhà màng, nhà lưới

23:33 , 24/07/2024

Những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 800 sản phẩm được các cấp hội Liên hiệp phụ nữ hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, kinh doanh

Hơn 800 sản phẩm được các cấp hội Liên hiệp phụ nữ hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, kinh doanh

23:31 , 24/07/2024

Thực hiện chủ đề năm 2024 "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội", từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đông Sơn: Huy động gần 328 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Đông Sơn: Huy động gần 328 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

23:29 , 24/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được gần 328 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Nhiều diện tích lúa ở huyện Nga Sơn bị ngập và hư hỏng

Nhiều diện tích lúa ở huyện Nga Sơn bị ngập và hư hỏng

21:49 , 24/07/2024

Do ảnh hưởng của bão số 2, trong các ngày gần đây, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 300 đến 350 mm, gây ngập úng hơn 240 ha lúa mùa, trong có trên 149 ha bị hư hỏng, không thể khôi phục.

Năm 2024, xuất khẩu gỗ của Việt Nam có thể đạt 15 tỉ USD

Năm 2024, xuất khẩu gỗ của Việt Nam có thể đạt 15 tỉ USD

08:02 , 24/07/2024

Tín hiệu tích cực từ nền kinh tế toàn cầu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Trong đó xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan nửa cuối năm 2024.

Ngân hàng tăng bơm vốn tín dụng cuối năm

Ngân hàng tăng bơm vốn tín dụng cuối năm

07:58 , 24/07/2024

Nhiều ngân hàng triển khai gói tín dụng quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó, nhiều gói đã giảm lãi suất cho vay mới từ 1 - 2%.

Ngành nông nghiệp dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công

Ngành nông nghiệp dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công

07:55 , 24/07/2024

Tính đến tháng 7 năm 2024, ngành nông nghiệp đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng, đạt trên 46% kế hoạch.

Tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

19:02 , 23/07/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện số 71, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý 3 năm 2024 nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.