Huyện Nông Cống nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư
Năm 2023, huyện Nông Cống đề ra chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16%. Để đạt chỉ tiêu này, huyện xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội tại địa phương.
Sau gần 8 năm đầu tư và đi vào hoạt động trên địa bàn huyện Nông Cống, dự án Nhà máy may xuất khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát hoạt động hiệu quả với năng lực sản xuất đạt 6 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm ổn định cho trên 400 lao động địa phương. Đại diện doanh nghiệp cho biết, quá trình đầu tư, hoạt động trên địa bàn, doanh nghiệp luôn được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, nhất là trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh, tuyển dụng lao động, an ninh trật tự…Và chính môi trường đầu tư thuận lợi đã thôi thúc doanh nghiệp tiếp tục triển khai đầu tư dự án tiếp theo, thu hút thêm khoảng trên 1.000 lao động vào các nhà máy làm việc.

Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát cho biết: "Chúng tôi thực hiện những dự án mới, triển khai từ 2021 thì mọi thủ tục từ các phòng ban rất nhanh chóng khi chúng tôi cần, đều được giải quyết trong 1,2 ngày và chúng tôi đánh giá rất cao đó là động lực để công ty quyết định đầu tư lâu dài ở huyện".
Nhờ sự nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, những năm gần đây, huyện Nông Cống đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư vào huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 55 dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 6.200 tỷ đồng. Riêng năm 2022, huyện đã thu hút được 8 dự án với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế xếp thứ 8 toàn tỉnh, thu ngân sách hàng năm tăng từ 12% trở lên so với dự toán tỉnh giao.

Đáng chú ý, trong năm đầu tiên tỉnh công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành huyện thị (DDCI), huyện Nông Cống đạt 82,41 điểm, xếp thứ 2 toàn tỉnh. Trong đó, các chỉ số thành phần về tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động và vai trò của người đứng đầu, chi phí thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và tiếp cận đất đai đều được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Xây dựng An Tiến Phát cho biết: "Được sự đồng hành quan tâm của chính quyền địa phương các cấp ủng hộ chúng tôi trong tạo lập dự án, thúc giục sự quyết tâm của chúng tôi trong xây dựng dự án của mình, cụ thể như dự án trung tâm thương mại các cấp đồng hành hỗ trợ trong thủ tục hành chính đảm bảo theo quy định, hỗ trợ tuyên truyền vận động người dân trong giải phóng mặt bằng đảm bảo an toàn, hiệu quả".

Để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 16% trở lên, huyện Nông Cống xác định lấy phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại làm chủ đạo. Trong năm, huyện sẽ ưu tiên nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách địa phương cho việc hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch; đồng thời tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Năm 2023, Nông Cống đặt mục tiêu thành lập mới 70 doanh nghiệp trở lên, tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 5.000 tỷ đồng.

Ông Đồng Minh Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống
Ông Đồng Minh Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống cho biết: "Huyện tập trung tăng cường công tác đối thoại, giải quyết khó khăn nhà đầu tư, hoàn thiện hệ thống quy hoạch, công bố quy hoạch để nhà đầu tư tập trung giải phóng mặt bằng, giải ngân kịp thời vốn đầu tư công; phối hợp rút ngắn thủ tục tạo điều kiện doanh nghiệp đầu tư và công khai minh bạch cơ chế chính sách hỗ trợ, không để phát sinh các chi phí vướng mắc, từng bước nâng cao chỉ số DDCI trên địa bàn huyện".
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nông Cống nhiệm kỳ 2020-2025 xác định các khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và trình độ. Với quyết tâm tạo sự thay đổi thực chất, liên tục và hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, cùng với những cách làm linh hoạt, sát thực tế, huyện Nông Cống quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những động lực mới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.