Huyện Nông Cống đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đang là xu thế hướng đến phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Do vậy, những năm qua, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã vận động các hộ dân dồn điền đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất; từ đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.
Xã Trường Sơn có nhiều cánh đồng vốn thuộc đất sình lầy, canh tác không hiệu quả nên người dân bỏ hoang nhiều năm. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện về pháp lý, năm 2017, gia đình chị Hồ Thùy Chung, thôn Văn Đô, xã Trường Sơn đã vận động các hộ dân tích tụ được 20 ha cho gia đình chị thuê sản xuất.

Theo đó, gia đình chị đã cải tạo lại đất, liên kết với doanh nghiệp đưa giống lúa nếp Đài Loan vào gieo cấy. Trung bình mỗi năm 2 vụ lúa, gia đình chị thu hoạch khoảng 90 tấn lúa nếp, trừ chi phí, cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng. Chị Hồ Thùy Chung phấn khởi cho biết trong thời gian tới, sẽ làm thêm mô hình máy sấy, đưa về sấy lúa, làm quy mô hơn nữa để sản xuất gạo ra thị trường, nâng cao hơn giá trị kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết 13 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, từ năm 2019 đến nay, huyện Nông Cống đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động để triển khai thực hiện. Đồng thời, giao chỉ tiêu cụ thể để các xã lựa chọn và xây dựng mô hình tích tụ, tập trung đất đai phù hợp với lợi thế địa phương. Trong đó, ưu tiên tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất theo hướng liên kết, các hộ cho thuê đất cũng là nhân công lao động tham gia trực tiếp.

Huyện cũng giao cho các đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia chương trình; mặt khác, ban hành các cơ chế, chính sánh hỗ riêng như: hỗ trợ giống, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất… Khi người dân thấy lợi ích được đảm bảo, đã đồng thuận góp đất để sản xuất, hình thành nên những cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh nông sản trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, huyện Nông Cống cho biết đến thời điểm hiện tại xã Trường Sơn đã có 70 ha đất lúa đã được tích tụ, chủ yếu do các hộ cải tạo canh tác, cho thu nhập cao. Bà Trần Thị Huế, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nông Cống cũng cho biết Hội nông dân của huyện đã căn cứ vào các kế hoạch để ban hành các công văn, tuyên truyền tập huấn để hội viên nông dân tiếp cận các chủ trương chính sách tích tụ, tập trung đất đai. Hiện nay trên địa bàn Nông Cống có diện tích tích tụ trên 20 ha 1 hộ và có các sản phẩm liên kết, bao tiêu sản phẩm.

Đến nay, huyện Nông Cống đã tích tụ, tập trung được trên 2.000 ha đất để sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao. Hầu hết các diện tích này chuyển đổi sang trồng rau quả công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản, liên kết sản xuất lúa … Nhờ đó, đã từng bước xóa bỏ tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của nông dân để xác lập những vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, cho giá trị cao gấp 2- 3 lần so với sản xuất truyền thống.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.