Huyện Thạch Thành phát huy nội lực xây dựng Nông thôn mới
(TTV) - Khắc phục những khó khăn của một địa phương miền núi, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã biết phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đầu tư xây dựng nông thôn mới . Đây được xem là giải pháp cơ bản, lâu dài để thực hiện mục tiêu đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2025.
Vận động Nhân dân tích tụ, tập trung đất đai chuyển đổi được hơn 50 ha nuôi trồng thủy sản, làm trang trại tổng hợp… góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2021 lên 53 triệu đồng…
Người dân tự nguyện hiến đất, tham gia đóng góp gần 80 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa thôn, đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội, chỉnh trang nhà ở dân cư...
Đó là kết quả sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới của xã Thạch Long, huyện Thạch Thành. Từ 1 địa phương nằm ở tốp cuối của huyện, đến nay, xã Thạch Long đã hoàn thành 18/19 tiêu chí xã Nông thôn mới, diện mạo đời sống nông thôn nhiều khởi sắc. Xã đang phấn đấu về đích Nông thôn mới trong năm 2022.
Xác định phát huy nội lực là nội dung cốt lõi để xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, huyện Thạch Thành đặt ra mục tiêu phải đảm bảo sự đồng thuận của người dân theo phương châm: “dân biết, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ’’. Vì vậy, Thạch Thành đã chọn các nhiệm vụ ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Ngay từ năm đầu thực hiện, huyện đã xây dựng các cơ chế hỗ trợ các địa phương xây dựng Nông thôn mới như: hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng đường giao thông, thủy lợi nội đồng; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn...
Đi đôi với đó, huyện và các xã tập trung huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn vốn để xây dựng Nông thôn mới; kêu gọi sự ủng hộ của con em thành đạt xa quê; vận động Nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng Nông thôn mới. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến hết tháng 3-2022, toàn huyện đã huy động được hơn 100 tỷ đồng để đầu tư xây mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; trường học, nhà văn hóa thôn… Phong trào chỉnh trang khu dân cư, làm đường hoa, đường điện sáng được nhân dân trong huyện nhiệt tỉnh tham gia, góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan nông thôn.
Tính đến thời điểm này, huyện Thạch Thành có 1 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 9 xã và 113 thôn đạt Nông thôn mới; bình quân chung toàn huyện đạt 14 tiêu chí/xã. Năm 2022, Thạch Thành phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới và về đích huyện Nông thôn mới vào năm 2025.
Theo Bản tin THNM 22/6/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.