Huyện Thiệu Hóa quan tâm hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá sản phẩm OCOP
Sau hơn 4 năm triển khai chương trình Ocop, đến nay huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa đã có 22 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 3 sao và 4 sao. Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm hỗ trợ các chủ thể Ocop quảng bá thương hiệu sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau. Từ đó, góp phần kích cầu tiêu thụ, tăng giá trị kinh tế cho các sản phẩm Ocop.
Lần đầu tiên, sản phẩm dưa vàng Vạn Hà của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa được đưa vào giới thiệu và bán tại siêu thị The City. Đây là sản phẩm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2021, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, hình thức... Hiện nay, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đang sản xuất dưa vàng tại khu nông nghiệp công nghệ cao tập trung với diện tích hơn 4 ha, 21 hộ dân tham gia. Ông Nguyễn Văn Dương, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa cho biết: "Chúng tôi mong muốn sản xuất thêm nhiều sản phẩm có giá trị hơp nữa, đặc biệt đưa nhiều sản phẩm dưa vàng Vạn Hà vào siêu thị coopmart và nhiều siêu thị hơn nữa trên toàn tỉnh. Để đảm bảo sản phẩm cho siêu thị bán quanh năm, chúng tôi cũng có định hướng trong năm mở thêm ít nhất 1 ha".

Cùng với sản phẩm dưa vàng Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa còn ký kết với siêu thị The City đưa 8 sản phẩm OCOP khác vào hệ thống siêu thị trong cả nước như: miến gạo và bánh đa nem Phương Nhàn, tỏi đen Suzin, các sản phẩm Ngũ Cốc Dinh dưỡng Lạc Lạc… Anh Nguyễn Đức Phương, cơ sở sản xuất Phương Nhàn, huyện Thiệu Hóa chia sẻ: "Sản phẩm được vào hệ thống siêu thị, cơ sở sản xuất cảm thấy rất vui, đây là đà để chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, cố gắng đưa sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng".

Phát huy lợi thế của một huyện nông nghiệp, những năm qua, huyện Thiệu Hoá luôn quan tâm phát triển các nông sản để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Theo đó, huyện Thiệu Hóa đã tuyên truyền và khuyến khích các xã, đơn vị sản xuất xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm bảo đảm các tiêu chí. Đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ các sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao và 5 sao với các mức 300, 400, 500 triệu đồng. Sau khi đạt chuẩn, huyện Thiệu Hóa tiếp tục phối hợp với các đơn vị, ngành cấp tỉnh thực hiệc chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP. Trung bình mỗi năm, huyện tổ chức cho các chủ thể OCOP tham gia hàng chục hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.

Đáng chú ý, bắt đầu từ năm 2023 này, huyện Thiệu Hóa đang phối hợp với các doang nghiệp đẩy mạnh chương trình đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước. Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thiệu Hóa cho biết: "Dự kiến từ nay đến cuối năm chúng tôi đưa 5-7 sản phẩm nữa, sản phẩm có tính chất đặc trung của huyện Thiệu Hóa để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP; quảng bá sản phẩn huyện Thiệu Hóa trong các siêu thị và người tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước".

Huyện Thiệu Hóa là một trong những đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị. Đây được xem là cơ hội để các chủ thể quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, có thêm đầu ra ổn định, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm; đồng thời tạo chuỗi liên kết bền vững, góp phần đưa sản phẩm OCOP từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, an toàn.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.

Ngành Ngân hàng đồng hành, hỗ trợ kinh tế tư nhân
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, ngành Ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, từ các chính sách tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất, cải cách thủ tục vay vốn, đến các chương trình tín dụng chuyên biệt, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn bộ máy
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hợp tác xã Tân Thọ - điển hình trong phát triển nghề nông thôn
Được thành lập năm 2010, đến nay, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những điển hình về phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống. Hoạt động của Hợp tác xã đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.