Huyện Thiệu Hóa tổ chức lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đúc đồng truyền thống
(TTV)- Sáng 17/11, huyện Thiệu Hóa đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đúc đồng truyền thống. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,lãnh đạo Cục trưởng Cục di sản - Bộ Văn hóa thể thao và du lịch; các sở, ban nghành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện Thiệu Hóa.
Làng Chè (hay còn gọi là Trà Đông), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, vốn nổi danh về nghề đúc đồng truyền thống. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đến nay, những lò đúc của làng Chè vẫn luôn đỏ lửa và ngày càng có nhiều sản phẩm đẹp, độ tinh xảo cao, đậm chất xứ Thanh.
![]() |
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề đúc Đồng, ngày 4/9/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch ban hành Quyết định công nhận nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
![]() |
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ niềm vinh dự, tự hào cùng với các nghệ nhân, nhân dân, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa khi nghề đúc đồng làng Chè được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chính quyền huyện Thiệu Hóa tiếp tục quan tâm và có chính sách khuyến khích các cơ sở đúc đồng, các nghệ nhân quan tâm đào tạo, trao truyền nghề cho thế hệ trẻ. Không ngừng nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại để thích ứng với nhu cầu thẩm mỹ hiện đại, tạo thành hàng hóa có giá trị lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ sở đúc đồng cũng cần liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuyệt đối không để việc đúc đồng làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người lao động và cộng đồng.
![]() |
Nhân dịp này, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức trưng bày các sản phẩm đúc đồng của làng Chè , đồng thời trình diễn, thực hành nghề đúc đồng cổ truyền ngay tại trung tâm làng nghề để các đại biểu và nhân dân về dự tìm hiểu các công đoạn làm ra sản phẩm của làng nghề.
![]() |
Thu Trang – Văn Tráng
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bình yên giữa tán cây rừng
Giữa tán cây rừng bình yên, ẩn giấu biết bao huyền tích, ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh hiện đang lưu giữ bốn sắc phong quý có từ thời nhà Nguyễn, là một trong những minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền thờ chúa Thượng Ngàn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.