Huyện Thọ Xuân chủ động chuẩn bị phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ
Là địa phương có 106 km đê đi qua địa bàn, hàng năm, công tác đảm bảo an toàn cho các tuyến đê được huyện Thọ Xuân quan tâm thực hiện vào mỗi mùa mưa lũ. Ngoài việc chuẩn bị vật tư phục vụ công tác xử lý sự cố các công trình thủy lợi, đê điều, huyện Thọ Xuân chỉ đạo các địa phương có hộ dân sinh sống vùng ngoại đê chuẩn bị sẵn sàng phương án di dân đến nơi an toàn.
Xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân là địa phương có đê sông Chu đi qua địa bàn. Thực hiện công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai, xã Xuân Hòa đã chuẩn bị đầy đủ vật tư phục vụ xử lý giờ đầu sự cố đê điều. Các loại vật tư được kiểm kê, rà soát, bổ sung và được tập kết ngay tại các điểm canh đê và kho ở gần đê đảm bảo khi có tình huống xảy ra sẽ huy động được ra. Xã Xuân Hòa có 6 thôn thì có 3,5 thôn với hơn 5.000 nhân khẩu nằm ở ngoại đê, hàng năm phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt mỗi khi nước sông dâng cao. Trên thực tế, đã nhiều lần, xã đã phải tổ chức di dân cho các hộ dân vùng ngoại đê đến nơi an toàn.

Vì vậy, trong các phương án, kịch bản ứng phó với thiên tai, phương án sơ tán nhân dân vùng ngoại đê đến nơi an toàn được xã Xuân Hòa quan tâm xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực hiện khi có yêu cầu di dân.

Ông Trịnh Đình Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Đình Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong trường hợp nước sông Chu dâng cao gây ngập lụt khu vực ngoại đê, chúng tôi sẽ sơ tán nhân dân vào trong đê. Địa điểm được bố trí là các nhà cao tầng và ở cùng gia đình người thân. Lực lượng thực hiện di dân được chúng tôi lập và tập huấn hàng năm."
Trên cơ sở chỉ tiêu vật tư phòng chống thiên tai được tỉnh giao, huyện Thọ Xuân đã giao nhiệm vụ chuẩn bị vật tư cho các xã, thị trấn. Hàng năm, trước mùa mưa bão, huyện yêu cầu các địa phương bổ sung, thay thế các vật tư không đảm bảo chất lượng.

Qua công tác rà soát, đánh giá công trình đê điều thủy lợi, tại những điểm đê xung yếu, huyện chỉ đạo xây dựng phương án trọng điểm. Đối với các địa phương có trọng điểm đê xung yếu, ngoài vật tư theo chỉ tiêu, định mức, địa phương còn phải chuẩn bị thêm vật tư để phục vụ riêng cho trọng điểm.

Ông Lê Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xác định công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm xã Xuân Hồng đã chuẩn bị đầy đủ chủng loại, đảm bảo về chất lượng. Vật tư được chúng tôi chia về các kho thuộc các thôn để thuận tiện cho việc huy động".
Theo báo cáo của huyện Thọ Xuân, đến nay, ngoài vật tư đá hộc mới chuẩn bị được trên 80%, còn lại các vật tư khác theo quy định đã được các địa phương chuẩn bị đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Huyện Thọ Xuân đang yêu cầu các địa phương chuẩn bị và thực hiện diễn tập xử lý các tình huống sự cố đê điều để nâng cao kỹ năng ứng phó với thiên tai cho cán bộ và nhân dân các địa phương.

Kiểm tra, sửa chữa và lắp đặt hệ thống điện an toàn
Để bảo vệ tính mạng, tài sản và hạn chế tối đa tai nạn do điện gây ra, Công ty Điện lực Thanh Hóa khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về kiểm tra, sửa chữa và lắp đặt hệ thống điện như sau:

Nguyên nhân các phương tiện thủy nội địa không có đăng kiểm
Thống kê hiện nay Thanh Hóa đang có hơn 180 phương tiện thủy nội địa đã hết hạn kiểm định nhưng vẫn chưa thể đăng kiểm. Nguyên nhân chính là bởi chủ phương tiện thủy nội địa đã tự ý hoán cải từ phương tiện chở hàng khô sang vận chuyển khai thác cát, khiến thông số kỹ thuật của phương tiện không đúng với thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó, hiện nay Thanh Hóa chỉ có 2 cơ sở đủ điều kiện sửa chữa phương tiện trước khi lên đà đăng kiểm đều nằm ở khu vực hạ lưu, trong khi phương tiện phần lớn lại nằm ở vùng thượng lưu. Do vậy việc di chuyển đưa phương tiện đến khu vực lên đà gặp nhiều khó khăn.

Kế hoạch phục vụ vận tải dịp nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5.

Đề nghị bàn giao mặt bằng xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị phối hợp chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 4/2025.

Toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 20.000 lao động
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, luỹ kế 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 20 nghìn lao động, trong đó, có 2.712 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 34,3% kế hoạch.

Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng khu vực giáp đền, chùa, khu di tích
Nguy cơ xảy ra cháy rừng đang tăng cao khi cả tỉnh đã bước vào những tháng nắng nóng, đặc biệt, tại các điểm giáp với đền, chùa và khu di tich. Để nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng và hạn chế nguy cơ, lực lượng Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp với các Ban quản lý khu di tích, đền, chùa liên tục duy trì hoạt động tuần tra, ký các bản cam kết không vi phạm trong sử dụng lửa.

Ngày 18/4: Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng gay gắt
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/4, khu vực Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất từ 35 - 37 độ, có nơi trên 37 độ.

“Liệt sỹ” trở về sau 45 năm
Những ngày này, người dân thôn Đai, xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương xôn xao về việc một người ở địa phương vốn đã được thông báo hy sinh cách đây gần nửa thế kỷ, nay lại còn sống và trở về quê hương; đó là ông Lê Thế Long, một người có tên trong hồ sơ liệt sỹ, được gia đình thờ cúng từ khi nhận được giấy báo tử năm 1980 đến nay. Mừng cho người “liệt sỹ trở về” và gia đình của ông bao nhiêu, mọi người lại càng xúc động bấy nhiêu khi được nghe kể về quãng thời gian lưu lạc của ông suốt gần nửa thế kỷ, trong tình trạng bị thương, mất trí nhớ, được “gia đình thứ 2” ở vùng đất miền Tây Nam bộ cưu mang, đùm bọc với ân tình sâu nặng.

Chiều tối 17/04, khu vực trung du miền núi Thanh Hóa có mưa và dông
Qua theo dõi ảnh Radar thời tiết đến lúc 16h00' cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển ở nhiều nơi trên khu vực tỉnh Thanh Hoá, vùng giáp ranh Thanh Hoá - Nghệ An và đang di chuyển theo hướng Đông, Đông Bắc. Dự báo, chiều tối ngày 17/4, khu vực trung du miền núi Thanh Hóa có mưa và dông.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Hiện nay, nguy cơ bùng phát, lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao do tới đây bắt đầu bước vào mùa hè, dịch bệnh trên cả nước diễn biến phức tạp. Do vậy, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang nỗ lực triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.