Huyền thoại đèo Pha Đin
Nằm giáp ranh giữa 2 hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, Pha Đin hay còn gọi là Phạ Đin theo tiếng địa phương được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam. Cách đây tròn 70 năm, tuyến đèo này là con đường trọng yếu nối hậu phương với chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây đã ghi dấu ý chí anh dũng, kiên cường vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy của thế hệ cha anh để viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc.
Ông Lường Văn Sinh ở Bản Cọ, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La năm nay đã ngoài 95 tuổi. Mặc dù tuổi cao, sức yếu và trí nhớ đã kém đi nhiều nhưng phần kí ức về những ngày tháng ông cùng đồng đội vượt qua bom đạn của kẻ thù để tham gia sửa đường và bảo vệ tuyến đèo Pha Đin vẫn còn nguyên vẹn và sống động
Ông Lường Văn Sinh, bản Cọ, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La kể lại: "Máy bay nó nắn chỗ này, chỗ nọ. Đến khi nó đi rồi thì mình phải san đường. San đường xong cho xe đi được thì mình lại gánh lúa cho bộ đội, làm cả đêm, cả ngày cái hồi ấy".

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đèo Pha Đin là con đường huyết mạch duy nhất để vận chuyển quân lương từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 vào chiến trường Điện Biên Phủ. Để ngăn chặn con đường này, thực dân Pháp đã cho máy bay tuần tiễu khu vực đèo Pha Đin hàng chục lần mỗi ngày, điên cuồng thả hàng trăm quả bom các loại xuống.

Ông Nguyễn Thế Lương, cựu thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
Ông Nguyễn Thế Lương, cựu thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ kể rằng: "Khi chúng tôi đang làm đây thì địch đánh phá, đánh phá xong lại trở lại làm coi như bình thường. Bom nổ chậm nó ném xuống các vị trí, công bình dò hết họ cho nghỉ, có những quả nó rơi lẩn khuất trong rừng rất nguy hiểm".
Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, trên suốt dọc tuyến đèo dài trên 32 km mỗi ngày thực dân Pháp trút xuống mỗi ngày 16 tấn bom với đủ loại, trong đó có cả bom nổ chậm, bom Na Pan, bom bi.... Với quyết tâm "Thanh niên xung phong còn thì mạch máu giao thông được giữ vững", lực lượng thanh niên xung phong thường trực 24/24 giờ để phá bom nổ chậm, san lấp hố bom bảo cho các đoàn xe đạp thồ, pháo binh, phương tiện vận chuyển vũ khí, đạn dược, xăng dầu, lương thực của ta tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trên tuyến lửa ác liệt này đã có hàng nghìn thanh niên xung phong ngã xuống hoặc để lại một phần thân thể của mình.
Trong những ngày tháng diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, đèo Pha Đin từng là một toạ độ lửa nơi hứng chịu rất nhiều bom đạn của kẻ thù. Nhưng với ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc khát khao độc lập tự do, quân và dân ta đã giữ cho tuyến đường huyết mạch này được thông suốt góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng ấy năm xưa đã thể hiện rất rõ trong những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu: "Dốc Pha Đinh chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát/ Dẫu bom đạn xương rơi thịt nát/ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh".

Ngày nay đèo Pha Đinh huyền thoại đã trở chứng nhân lịch sử của tinh thần, ý chí của bộ đội công binh, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong năm xưa. Năm 2020, đèo Pha Đin được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia và trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến thăm quan.
Để tưởng niệm và tri ân những chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến đã anh dũng hy sinh trên tuyến đèo lịch sử này, tháng 12 năm 2023 được sự đồng ý của tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu đã trích ngân sách nhà nước và kêu gọi xã hội hóa để xây dựng quần thể Khu lịch sử - văn hóa đèo Pha Đin, trong đó điểm nhấn là công trình đền thờ liệt sĩ. Đây là công trình văn hóa tâm linh, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ông Nguyễn Đắc Lực, Bí thư Huyện uỷ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: "Việc triển khai xây dựng công trình Đền thờ liệt sỹ tại Khu lịch sử - văn hóa đèo Pha Đin nhằm đưa khu di tích này trở thành một trong những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Bởi vậy huyện Thuận Châu xác định quá trình thi công phải đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ hoàn thành".
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng đèo Pha Đin huyền thoại vẫn mãi là biểu tượng của lòng yêu nước của Nhân dân Việt Nam anh hùng- một dấu ấn lịch sử đặc biệt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.

Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và xử lý sự cố
Ngày 29/4, tại huyện Cẩm Thủy, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp công ty năm 2025.

Tự hào về lịch sử dân tộc
Hoà chung không khí phấn khởi, tự hào của cả nước, những ngày này, trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã và đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Gặp mặt các cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 29/4, Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt các hội viên đã tham gia trong kháng chiến chống Mỹ.

Mở toang “Cánh cửa thép” Xuân Lộc
Liên tiếp thất bại tại mặt trận chiến lược Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, dưới sự cố vấn của Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn đã tổ chức một tuyến phòng thủ mới kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc, đến Tây Ninh để bảo vệ Sài Gòn, trong đó Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Tại đây, địch tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất để thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc, với niềm tin Xuân Lộc sẽ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là “cánh cửa thép” bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông. Nhưng dưới sự chỉ đạo linh hoạt của Bộ Chỉ huy chiến dịch và tinh thần chiến đấu quả cảm của các đơn vị chủ lực, chỉ sau 12 ngày đêm, phòng tuyến Xuân Lộc đã bị đập tan, tạo thế tiến công chiến lược quyết định cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại hội Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chiều ngày 29/4, Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung đã tổ chức đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tổ chức đội tàu đặc biệt “Đoàn tàu Thống Nhất”
Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, ngành Đường sắt ra mắt “Đoàn tàu Thống nhất” với thiết kế riêng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt nhằm gợi nhắc hành khách về quá khứ hào hùng và lịch sử vẻ vang ngày 30/4/1975, và tri ân các thế hệ cha anh đã đổ mồ hôi và xương máu để giành lại độc lập cho đất nước.

Đường dây nóng tiếp nhận thông tin về giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hoá đã công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Lấn chiếm hành lang giao thông trên tuyến tỉnh lộ 515 qua huyện Thiệu Hoá
Thời gian vừa qua trên tuyến tỉnh lộ 515 và 515C qua huyện Thiệu Hoá, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đấu nối trái phép xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tăng cường các phương án đảm bảo thông tin liên lạc, xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực đảm bảo thông tin liên lạc trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.