Huyện Thường Xuân đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp
Xác định phát triển doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, thời gian qua huyện Thường Xuân đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Công ty TNHH South Fame Garments Limited được xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối năm 2020. Đây là công ty may có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tiên, và lớn nhất đặt tại huyện Thường Xuân. Với số vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, công ty có 3 xưởng sản xuất và 2 kho hàng, chuyên may các sản phẩm len xuất khẩu sang các thị trường Âu Mỹ, Nhật Bản… Từ khi đi vào hoạt động, công ty đã ứng dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp cho người lao động làm việc trong môi trường an toàn, đảm bảo. Hiện công ty tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.900 lao động địa phương và các huyện lân cận với mức thu nhập trung bình từ 6-8 triệu đồng/người/tháng.
Nguyễn Hữu Quyền, Trợ lý Công ty TNHH South Fame Garments Limited, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Từ khi làm thì địa phương rất quan tâm, qua đây cũng mong các đơn vị tạo điều kiện hơn nữa để công ty ngày một phát triển hơn để con em không phải đi làm xa quê".
Chị Trần Thị Thúy, Công nhân Công ty TNHH South Fame Garments Limited, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Tôi thấy điều kiện phúc lợi tốt, đảm bảo cuộc sống, đáp ứng yêu cầu ở nhà chăm lo cho gia đình, mong thời gian tới công ty quan tâm hơn…. Hiện nay máy móc tự động, sản lượng tự động và rất bài bản".
Còn tại công ty TNHH dịch vụ thương mại Sơn Lâm là một đơn vị sản xuất hàng đế giấy với tổng sản lượng 350 tấn/năm và 2 dây chuyền gia công tiền vàng mã, xuất khẩu sang Đài Loan và Trung Quốc. Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, mỗi năm công ty thu mua gần 1.000 tấn nguyên liệu thô từ luồng của người dân ở huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc và Lang Chánh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, công ty cũng chuyển hướng khai thác thêm thị trường trong nước. Hiện đơn vị đã có đơn đặt hàng nội địa đến hết quý 2/2024, tập trung ở một số thị trường chính như Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá.
Ông Cao Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Sơn Lâm, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời buổi hiện nay rất cần đổi mới, nên chúng tôi thay đổi công nghệ hiện đại phù hợp với sản xuất. Hiệu quả sản xuất tốt, giá trị kinh tế cao".
Nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân thực hiện phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư. Đặc biệt tháng 8/2023, khi được chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh và sự giúp đỡ của UBND huyện Thường Xuân về thủ tục hành chính, mặt bằng, công ty Giày Thường Xuân quyết định xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu trên diện tích 5 ha, với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2024 công ty sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động tại địa phương. Đây cũng là một trong những dự án khi đi vào hoạt động sẽ giảm áp lực an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu giải quyết công ăn việc làm, chăm lo đời sống cho nhân dân.
Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch UBND xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngoài chính sách của tỉnh, huyện thì chúng tôi tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp vào… và mong muốn tỉnh tiếp tục giới thiệu để đầu tư vào".
Nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, huyện Thường Xuân đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Huyện tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng vùng sản xuất hàng hóa. Hiện, trên địa bàn huyện có gần 30 dự án đầu tư kinh doanh đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, tho thuê đất. Bên cạnh đó, huyện đã quy hoạch Cụm Công nghiệp thị trấn Thường Xuân và Cụm Công nghiệp Khe Hạ xã Luận Thành. Các cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất được hình thành, đi vào hoạt động, đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay huyện Thường Xuân có gần 150 doanh nghiệp đang hoạt động, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.
Ông Cầm Bá Huyến, Chủ tịch UBND Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, quy hoạch, rà roát, tạo mọi điều kiện thuận lợi, để doanh nghiệp phát triển".
Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Bên cạnh hiệu quả về thu hút đầu tư, chúng tôi cũng lựa chọn và kêu gọi thu hút các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, nhằm giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động cũng như tránh ảnh hưởng những tác động đến môi trường, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong sản xuất kinh doanh".
Thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đồng thời, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Mường lát tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản
Sáng ngày 6/11, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường lát phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản năm 2024 cho 30 học viên là các hộ đã nuôi dê và đang có nhu cầu nuôi dê trên địa bàn huyện.
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) - Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, diễn ra tại Hà Nội, sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thực phẩm nông sản dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả
Để nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa và các địa phương đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt 57,6%.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ đông 2024-2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025.
Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Sáng ngày 06/11, tại huyện Đông Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt Hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến.
Thanh Hóa duy trì 1.700 ha trồng cói nguyên liệu
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa hiện có 1.700 ha trồng cói nguyên liệu, tập trung tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.