Huyện Vĩnh Lộc tập trung nhiều giải pháp phát triển du lịch
Là một địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, những năm qua, Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã triển khai nhiều giải pháp kết nối các di tích, danh thắng trong vùng và khơi dậy vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Sống trong lòng di sản từ nhiều đời nay, gia đình ông Phạm Ngọc Tùng vẫn còn giữ được ngôi nhà cổ có niên đại hơn 200 năm. Đây là ngôi nhà cổ dân gian được các chuyên gia đánh giá cao vì có kiến trúc đặc sắc và là một trong những điểm đến của du khách mỗi khi về thăm Thành Nhà Hồ.
Được sự hỗ trợ từ dự án trùng tu nhà cổ dân gian, gia đình ông luôn có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị, phục vụ phát triển du lịch. Ông Phạm Ngọc Tùng, thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Niềm tự hào ở cạnh khu du lịch được thế giới công nhận, chúng tôi xác định rất rõ việc gìn giữ bảo quản cùng với một quần thể du lịch của huyện Vĩnh Lộc, làm sao cho khách vừa đến xem, chiêm ngưỡng những vùng du lịch của mình. Tôi thường xuyên nhắc nhở con cháu mình thường xuyên giữ gìn, bảo tồn di sản mà ông bà để lại".
Là vùng trọng điểm du lịch của huyện Vĩnh Lộc, thời gian qua, các hoạt động thăm quan trong Thành Nhà Hồ đã có nhiều đổi mới. UBND huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ và Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa kết nối các tour du lịch trên địa bàn huyện, mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ.
Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết: "Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ thực hiện 3 chiến lược lớn. Trong hơn 1 năm vừa qua, chúng tôi đa dạng hóa toàn bộ các sản phẩm du lịch, đặc biệt từ những kết quả khai quật khảo cổ học có được, chúng tôi xây dựng các không gian trưng bày như: không gian trưng bày về đá chân tảng xây dựng Thành Nhà Hồ, không gian trưng bày súng thần công cải cách triều Hồ, không gian trưng bày về danh nhân triều Hồ về thực hiện cải cách của triều đại nhà Hồ. Từ những kết quả khái khai quật khảo Thành Nhà Hồ chúng tôi cũng tái hiện thành không gian trưng bày để du khách có thể hình dung rõ hơn về giá trị, cũng như là nền móng kiến trúc cung điện của Thành Nhà Hồ".
Vĩnh Lộc hiện có 68 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 1 di sản thế giới, 14 di tích quốc gia, 54 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó là nhiều lễ hội truyền thống gắn với các di tích trọng điểm như: Phủ Trịnh, chùa Báo Ân, Đền thờ Trần Khát Chân, Nghè Cẩm Hoàng được bảo tồn, tổ chức thường niên, phát huy hiệu quả trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.
Hiện nay, huyện Vĩnh Lộc đã lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch và Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh quốc gia Núi Kim Sơn, tạo cơ sở để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch một cách quy mô, đồng bộ.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện Vĩnh Lộc đã chọn phát triển du lịch là 1 trong 3 nhiệm vụ trong tâm phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2020 - 2025. Để phát triển du lịch, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung các giải pháp: thứ nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và toàn thể Nhân dân. Nâng cao nhận thức cho Nhân dân hiểu, biết về phát huy giá trị các di sản trong phát triển du lịch".
Với sự nỗ lực, quyết tâm và hướng đi đúng đắn, sự đồng lòng của Nhân dân, huyện Vĩnh Lộc đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Hội thảo khoa học về hang núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn
Chiều ngày 30/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, bảo tồn, địa chất, môi trường trong và ngoài tỉnh.
Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Phát triển du lịch từ mô hình nông trại
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Như Thanh được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa bản địa độc đáo. Từ trung tâm huyện di chuyển về phía Nam chưa đầy 10km, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Xuân Phúc, địa phương được biết đến với Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia độc đáo – Lễ hội Kin Chiêng Booc Mạy.
Linh thiêng phủ Tía
Triệu Sơn - huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1965, thực tế vùng đất này đã tồn tại rất lâu đời với bề dày lịch sử, văn hóa. Trong đó có núi Tía - được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu.
Những ngôi chùa thiêng xứ Thanh
Xứ Thanh, mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ có rừng vàng núi bạc, mà nơi đây còn có những ngôi chùa linh thiêng, mang trong mình những nét đẹp riêng và những câu chuyện đặc biệt.
Những người yêu chèo hội ngộ tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XVI
Tối 12/7, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa diễn ra “Chương trình giao lưu những người yêu chèo toàn quốc lần thứ 9 năm 2024” do Đài TNVN phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh
Đến tham quan Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi kiến trúc cung đình độc đáo. Đặc biệt, tại chính điện Lam Kinh, nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng từ đôi bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ thủ công truyền thống đã để lại những trải nghiệm khó quên cho những ai một lần được đặt chân đến nơi này.
Những cánh hạc bay trong đêm
Thành phố Thanh Hóa về đêm mang một nét đẹp rất riêng, khiến lòng người không khỏi xuyến xao khi bất chợt nhìn ngắm, không còn nhiều những ồn ã, nhộn nhịp của một ngày dài chốn đô thị. Thành phố của những cánh hạc bay….
Du lịch Thanh Hoá ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch ở Thanh Hoá trở thành tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời là biện pháp để các đơn vị, doanh nghiệp du lịch thay đổi tư duy quản lý, tìm kiếm thêm giải pháp tiếp cận với khách hàng cũng như thay đổi cách vận hành sản phẩm du lịch một cách bài bản, thông minh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.