Huyết áp cao và những điều cần lưu ý
Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch có tỷ lệ người mắc tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hạ và ổn định huyết áp là vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ tính mạng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Cao huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng". Bệnh diễn ra âm thầm và không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng, nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh khác. Chính vì vậy, bệnh cao huyết áp thường được phát hiện muộn, khi đó người bệnh dễ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề.

Những triệu chứng thường gặp ở người bị cao huyết áp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hồi hộp, nóng bừng mặt,... Một số người có biểu hiện dữ dội hơn như đau vùng tim, thị lực giảm, thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, nôn ói, dễ hồi hộp, hốt hoảng.
Thạc sỹ, bác sỹ Mỵ Huy Hoàng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh
Bệnh nhân Nguyễn Văn Dương, 70 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng huyết áp tăng đột ngột, đau đầu, chóng mặt, vận động khó khăn. Tình trạng này diễn ra trước đó 10 ngày. Các bác sỹ đã áp dụng biện pháp truyền tĩnh mạch để hạ huyết áp. Trường hợp của ông Dương nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, thậm chí sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Theo các chuyên gia y tế, chứng tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh nhân Trịnh Thị Thu (ở Thạch Thành) năm nay 39 tuổi nhưng 5 năm nay phải sống chung với bệnh cao huyết áp. Hàng ngày, chị vẫn phải dùng thuốc để ổn định đường huyết. Thế nhưng 2 tháng nay, chị Thu liên tục bị nặng đầu, ù tai, khó thở và buộc phải nhập viện.
Thạc sỹ, bác sỹ Mỵ Huy Hoàng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh
Để phòng và điều trị chứng cao huyết áp, mỗi người nên áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, như: tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, kali, vitamin tổng hợp có trong trứng, sữa, cá, rau xanh, hoa quả tươi và các loại đậu; nêm nếm thức ăn vừa phải, giảm lượng muối khi chế biến; uống đủ nước mỗi ngày; hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ chiên rán vì sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu cho cơ thể, có hại cho tim mạch.

Bên cạnh đó, mỗi ngày những người huyết áp cao nên dành ra ít nhất 30 phút để tập thể dục như chạy bộ, đi bộ, các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy khả năng lưu thông máu cho thể.

Bộ Y tế khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng cúm
Để tiếp tục chủ động phòng, chống và kiểm soát bệnh cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.