IEA lo ngại nguy cơ thiếu hụt dầu mỏ trong nửa sau của năm 2023
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 15/2 cho biết việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu về dầu mỏ trong năm 2023, song việc các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC +) hạn chế sản xuất dầu mỏ đồng nghĩa với nguy cơ thiếu hụt trong nửa sau của năm 2023.

Nhu cầu năm nay dự kiến tăng lên mức kỷ lục - Ảnh: Reuters
Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hằng tháng, IEA cho biết nguồn cung dầu mỏ từ OPEC+ dự kiến sẽ giảm do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga.
Theo báo cáo, nguồn cung dầu mỏ thế giới có thể sẽ vượt quá nhu cầu vào nửa đầu năm 2023, nhưng cán cân có thể nhanh chóng chuyển sang thâm hụt khi nhu cầu phục hồi, trong khi Nga - nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ 3 thế giới bị cấm vận. Các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga cho đến nay có rất ít tác động đối với lượng dầu mỏ xuất khẩu của quốc gia này.
Trong tháng 1/2023, xuất khẩu dầu mỏ của Nga chỉ giảm 160.000 thùng/ngày so với mức trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (2/2022). Tuy nhiên, đến cuối quý 1 năm 2023, mức giảm có thể lên đến 1 triệu thùng/ngày, sau khi Liên minh châu Âu triển khai lệnh cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển và các biện pháp áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.
Do là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất và nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai của thế giới, Trung Quốc được coi là biến số lớn nhất trên thị trường dầu khí toàn cầu trong năm nay.
Hôm 14/2, OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng thêm 2,3 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 101,87 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhiều hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra trước đó.
Bất chấp nhu cầu tăng cao, tổ chức này đã quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến cuối năm 2023 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn và đến nay vẫn duy trì chiến lược sản lượng này nhằm hạ nhiệt giá dầu thô.

Đức: Hai chính đảng lớn CDU/CSU và SPD đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới
Ngày 9/4, Lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) - ông Friedrich Merz tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh mới ở Đức với đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 2, CDU/CSU đã giành chiến thắng, trong khi SPD về vị trí thứ ba.

Pháp - Algeria nối lại đối thoại nhằm cải thiện quan hệ song phương
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot đã vừa có chuyến thăm chính thức đến Algeria - nhằm xoa dịu căng thẳng ngoại giao và khôi phục hợp tác giữa hai quốc gia. Sự kiện này diễn ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Algeria Abdelmadjid Tebboune vào ngày 31/3, trong đó hai bên đã nhất trí khôi phục quan hệ song phương sau nhiều tháng khủng hoảng.

Liên đảng đối lập ở Australia muốn cắt giảm mạnh số lượng sinh viên quốc tế
Một lần nữa, vấn đề sinh viên quốc tế lại trở thành đề tài nóng trên chính trường Australia. Trong cuộc vận động tranh cử diễn ra tại bang Tasmania, lãnh đạo phe đối lập cam kết, sẽ cắt giảm mạnh số lượng sinh viên quốc tế đến nước này học tập -để giảm áp lực cho người dân trong vấn đề nhà ở.

Triều Tiên tổ chức Giải chạy Marathon quốc tế Bình Nhưỡng đầu tiên trong 6 năm
Sau nhiều năm đóng cửa biên giới vì đại dịch, Triều Tiên đánh dấu sự trở lại bằng Giải marathon quốc tế Bình Nhưỡng 2025 được tổ chức vào ngày 6/4 - thu hút vận động viên từ nhiều nước, và làm dấy lên kỳ vọng nước này sẽ sớm mở cửa đón du khách quốc tế.

Nhật Bản thiệt hại 110 tỷ USD mỗi năm do bụi mịn
Một nghiên cứu mới của Đại học Tokyo cho biết, Nhật Bản thiệt hại hơn 110 tỷ USD mỗi năm do ô nhiễm bụi mịn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất lao động.

Ấn Độ khánh thành cầu vượt eo biển với nhịp nâng thẳng đứng đầu tiên
Ấn Độ vừa khánh thành cây cầu vượt eo biển- với nhịp cầu có thể nâng thẳng đứng đầu tiên ở nước này mang tên Pamban tại bang miền Nam Tamil Nadu.

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu Marine Le Pen kháng cáo lệnh cấm tranh cử
Lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen ngày 21/3 tuyên bố sẽ kháng cáo sau khi tòa án ra phán quyết cấm bà tranh cử vào các chức vụ công quyền trong vòng 5 năm do cáo buộc sử dụng sai mục đích quỹ châu Âu.

Italy rơi vào khủng hoảng dân số nghiêm trọng nhất lịch sử hiện đại
Cơ quan thống kê quốc gia Italia (ISTAT) ngày 31/3 cho biết, cuộc khủng hoảng dân số tại nước này đang trở nên nghiêm trọng hơn khi tỷ lệ sinh tiếp tục lao dốc, số ca sinh mới năm 2024 chỉ đạt 370.000 – mức thấp nhất kể từ năm 1861, thời điểm đất nước được thống nhất.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm
Ngày 1/4, đồng won đồng nội tệ Hàn Quốc đã giảm xuống còn 1.474,2 won/USD đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 13/3/2009 khi Hàn Quốc đang vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Art Basel Hồng Kông 2025: Sự kiện nghệ thuật đỉnh cao của châu Á
Mới đây, Art Basel Hồng Kông 2025, sự kiện nghệ thuật đỉnh cao của châu Á, đã diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông (Trung Quốc), thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghệ thuật.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.