Joe Biden gánh trên vai sứ mệnh to lớn khi nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc
Tổng thống đắc cử Joe Biden phải đối mặt với nhiệm vụ vô cùng to lớn là hàn gắn một đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc, nhưng nhiệm vụ này không hề dễ dàng.
Đây có lẽ sẽ là cảm nhận chung của tất cả những người thân cận với Joe Biden khi ông phát biểu tuyên thệ nhậm chức tại cánh tây Đồi Capitol vào trưa ngày 20/1 (theo giờ Mỹ). Trong diễn văn nhậm chức, tân tổng thống sẽ vạch ra chương trình nghị sự và thể hiện tầm nhìn của mình với toàn dân Mỹ và thế giới.
![]() |
Tạo ra sự tương phản đối với người tiền nhiệm
Dịch Covid-19 hoành hành, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sự chia rẽ đảng phái ngày càng sâu sắc đã tạo ra những thách thức chưa từng có đối với nước Mỹ, tuy vậy, Joe Biden – người từng mang những “vết sẹo” trong tim sau khi trải qua nhiều đau thương trong suốt cuộc đời– đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để lãnh đạo nước Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn, The Hill đưa ra nhận định này sau các cuộc phỏng vấn với đồng minh, nhân vật thân tín của ông Biden cùng nhiều thành viên của cả 2 đảng phái.
“Đoàn kết đất nước là điều không dễ dàng vì chúng ta chỉ chứng kiến tình huống chia rẽ nghiêm trọng như vậy duy nhất một lần trong lịch sử và đó là thời điểm trước cuộc Nội chiến” Steve Israel, một cựu nghị sĩ Đảng Dân chủ tại bang New York nhận xét khi nói đến những trở ngại mà ông Biden phải đối mặt khi ông trở thành tổng thống thứ 46.
Tuy nhiên, ông Israel và nhiều người khác đánh giá, ông Biden luôn có sự chuẩn bị tốt về tâm thế để xoa dịu những nỗi đau đang bao trùm nước Mỹ, hàn gắn sự chia rẽ và đưa ra lời nói có tính thuyết phục.
Một cố vấn lâu năm của ông Biden cho biết: “Ông ấy đã trải qua những chuỗi ngày đen tối nhất trong cuộc sống riêng tư. Nên ông ấy có thể đúc rút được rằng bản thân ông có thể vượt qua thì tất cả mọi người cũng có thể vượt qua giai đoạn khó khăn nhất”. Quan chức này cho biết, khẩu hiệu đoàn kết đã được phát huy trong suốt chiến dịch tranh cử của ông Biden và giờ đây tổng thống đắc cử cũng đề ra mục tiêu đạt được những bước tiến lớn trong việc hàn gắn đất nước.
Các nguồn tin thân cận với ông Biden cho biết, ông Biden dự kiến đề cập tình trạng chia rẽ của đất nước khi ông phát biểu nhậm chức trước người dân Mỹ. Theo các nguồn tin, ông Biden cũng nhận thức rõ sự cần thiết phải đối thoại trực tiếp với 74 triệu người đã bỏ phiếu cho ông Trump. Điều này không chỉ tạo ra sự tương phản hoàn toàn đối với người tiền nhiệm mà còn giúp xoa dịu cơn giận của những người ủng hộ ông Trump.
Phép thử lớn đối với tân tổng thống Mỹ
Một số ý kiến cho rằng, để có thể hàn gắn những chia rẽ, trở ngại đầu tiên mà ông Biden phải vượt qua là khôi phục lòng tin. Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ bước chân vào phòng Bầu Dục ở thời điểm mà 30% cử tri vẫn tin rằng ông Donald Trump là người chiến thắng hợp pháp trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Điều này cũng giống với tình huống mà Tổng thống Trump từng đối mặt khi nhậm chức vào năm 2017, với 1/3 số cử tri của nước Mỹ tin rằng bà Hillary Clinton mới là người chiến thắng hợp pháp.
Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy cứ 10 cử tri thì có 6 người khẳng định điều quan trọng là chính quyền ông Biden cần phải tập trung khôi phục lòng tin vào hệ thống chính trị, tiến trình bầu cử và chính phủ. Chỉ 26% đưa ra quan điểm ngược lại. Tất nhiên, việc khôi phục lòng tin không chỉ được thực hiện bằng những cam kết mà đòi hỏi phải có hành động và chính sách phù hợp. Thách thức này sẽ chồng gối lên những thách thức mà ông Biden phải giải quyết khi lên nắm quyền.
Trước đó hôm 14/1, ông Biden đã công bố gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD nhằm mục đích kiểm soát dịch bệnh Covid-19, phục hồi nền kinh tế đang bị suy thoái và mở cửa lại các trường học. Dù ưu tiên ứng phó dịch bệnh trong 100 ngày đầu tiên lên nắm quyền, nhưng ông Biden cũng phải giải quyết một loạt vấn đề khác như biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng.
Joe Biden không phải là tổng thống đầu tiên phải tiếp quản một đất nước đang trải qua đầy rẫy những khó khăn như vậy. Cựu Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã kế thừa một cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử. Cựu Tổng thống Jimmy Carter lên nắm quyền ở thời điểm lòng tin đối với chính phủ đang rơi xuống mức thấp kỷ lục sau vụ đột nhập và ăn cắp tài liệu từ trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ ở khu nhà Watergate (Washington D.C.). Gần đây nhất, cựu Tổng thống Barack Obama phải đối mặt với một cuộc Đại suy thoái.
Nhưng các nhà sử học nhận định rằng, thời điểm mà ông Biden nhậm chức chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn hơn so với những người tiền nhiệm. “Đây có lẽ là một trong những thời khắc tồi tệ nhất khi dịch bệnh Covid-19 đã tàn phá mọi mặt của đất nước từ cuộc sống, sinh mạng của người dân, nền kinh tế đến các thể chế xã hội. Nhưng vẫn có niềm tin rằng ông Biden có thể đối phó với vấn đề này”, Julian Zelizer, giáo sư lịch sử chính trị tại Đại học Princeton đánh giá. “Tin tốt lành là chính phủ đã đưa ra các giải pháp cho nhiều vấn đề, trong đó có kế hoạch thực hiện gói kích cầu kinh tế và mở rộng tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19”.
“Nếu ông Biden có thể giúp nước Mỹ vượt qua giai đoạn 6 tháng tới thì uy tín chính trị của ông ấy có thể gia tăng rất lớn”, chuyên gia Julian Zelizer nhận xét.
Theo Hồng Anh/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ukraine nói về khả năng đàm phán trực tiếp với Nga
Ukraine đang rất kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn với Nga sẽ đạt được trong cuộc họp tại London, trong ngày hôm nay 23/04, khi gặp lại các đối tác Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Cả Nga và Ukraine đều đã để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp giữa lúc rộ tin về sự công nhận các vùng lãnh thổ mới cho Nga từ phía Mỹ.

Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận ngừng bắn tại Gaza: Hy vọng mới cho một thỏa thuận hòa bình
Một phái đoàn cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập để tham gia các cuộc đàm phán với mục tiêu đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện với Israel, giữa bối cảnh xung đột tại Dải Gaza leo thang nghiêm trọng trở lại trong những tuần gần đây. Chuyến đi được đánh giá là bước tiến ngoại giao quan trọng, mở ra hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy bạo lực đã kéo dài nhiều tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần mềm mỏng hơn về thuế quan đối với Trung Quốc
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 dường như đã dịu giọng về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi phát biểu tại Phòng Bầu dục rằng mức thuế cao 145% áp lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ giảm đáng kể, nhưng không về mức bằng 0”.

Ấn Độ: Xả súng nhằm vào khách du lịch khiến hơn 20 người thiệt mạng
Cảnh sát Ấn Độ ngày 22/4 cho biết, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng nhằm vào khách du lịch. tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam, thuộc Jammu và Kashmir, nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, và hiện đang nằm dưới sự quản lý của Ấn Độ.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ
Iran ngày 22/4 tuyên bố, nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân trong tương lai gần, trong bối cảnh Tehran đang chuẩn bị cho vòng đàm phán gián tiếp thứ ba với Mỹ vào ngày 26/4 tại Oman. Tuyên bố của chính phủ Iran được đưa ra một ngày- trước khi các chuyên gia Mỹ và Iran dự kiến nhóm họp để thảo luận về các khía cạnh kỹ thuật của một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng.

Mỹ khởi động chiến dịch cải tổ, tinh gọn Bộ Ngoại giao
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 22/4 đã công bố kế hoạch tái cơ cấu toàn diện Bộ Ngoại giao để phục vụ cho chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao tiến vào thế kỷ 21, với cách tiếp cận mới - sẽ trao quyền cho Bộ Ngoại giao từ cơ sở, từ các văn phòng đến các đại sứ quán.

Giáo hoàng Francis qua đời
Theo một tuyên bố bằng video của Tòa thánh Vatican ngày 21/4, Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
Gần 1.000 nhà kinh tế, bao gồm nhiều tên tuổi đoạt giải Nobel vừa đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực
Lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh giữa Nga và Ukraine, được Moscow công bố từ 18h ngày 19/4 đến 24h ngày 21/4 (giờ Moscow, tức 22h ngày 19/4 đến 4h sáng ngày 21/4 giờ Việt Nam) đã hết hạn, và phía Nga không kéo dài lệnh ngừng bắn.

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman
Iran và Mỹ đã nhất trí tổ chức đàm phán vào tuần tới về vấn đề hạt nhân, sau vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome (Italia) hôm 19/4. Hiện cả Washington và Tehran đã phát đi những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận hợp lý giữa Mỹ và Iran. Giới phân tích cho rằng, động thái này đem đến những tia hy vọng mới hứa hẹn nhiều tiềm năng đột phá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.