KCN hỗ trợ Đồng Văn III đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư
Thủ tướng vừa quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN hỗ trợ Đồng Văn III (giai đoạn II) tại Hà Nam.
Theo chủ trương đầu tư vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ Đồng Văn III (giai đoạn II) được thực hiện tại thị trấn Đồng Văn, xã Tiên Nội và xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với quy mô 168,41 ha do Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn III tỉnh Hà Nam thi công làm nhà đầu tư.
Mục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Vốn đầu tư dự án là 1.272.026.287.000 đồng; trong đó, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư là 200.000.000.000 đồng và vốn huy động là 1.072.026.287.000 đồng.
![]() |
UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam quy định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án, các nội dung giải trình và các nội dung đã thẩm định theo quy định của pháp luật; đảm bảo việc triển khai thực hiện Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của Tỉnh; tự chịu trách nhiệm lựa chọn Nhà đầu tư để thực hiện Dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.
UBND tỉnh Hà Nam thực hiện việc cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ và quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, trong đó lưu ý về việc thực hiện đúng quy định và điều kiện về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa; đảm bảo quyền sử dụng địa điểm đầu tư của Nhà đầu tư, đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm, đảm bảo Nhà đầu tư có đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Đồng thời, UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam yêu cầu Nhà đầu tư: (i) Thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo thực hiện Dự án theo quy định tại Điều 42 Luật Đầu tư và Điều 27 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP; (ii) Đảm bảo đủ số vốn chủ sở hữu để thực hiện Dự án, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đầu tư các dự án khác ngoài Dự án này và (iii) Cụ thể phương án huy động vốn vay để thực hiện Dự án bằng các hợp đồng tín dụng đảm bảo tính khả thi trong quá trình huy động nguồn lực thực hiện Dự án.
Cùng với đó, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt, đảm bảo vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án là vốn thực góp theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư và doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường và tài nguyên nước; giám sát việc góp vốn thực hiện Dự án và huy động vốn đầu tư Dự án; phối hợp với Nhà đầu tư triển khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật; triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp và hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án thu hồi đất phù hợp với tiến độ thu hút đầu tư của Dự án để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất; chỉ đạo nhà đầu tư tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành trong quá trình triển khai đầu tư, xây dựng và vận hành khu công nghiệp; cam kết sử dụng vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án và huy động các nguồn vốn thực hiện Dự án đúng tiến độ; thu hút đầu tư vào khu công nghiệp phải phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt; thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn UBND tỉnh Hà Nam và Nhà đầu tư thực hiện các quy định pháp luật về đất đai và môi trường.
Theo Trần Ngọc/VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.