Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2025
Ngày 30/10/2024, Ban Tổ chức Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Nội dung chủ yếu như sau:
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tên cuộc thi: Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh, năm 2025.
2. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các cơ quan tham mưu Cuộc thi
2.1. Ban Chỉ đạo Cuộc thi
Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy).
2.2. Ban Tổ chức Cuộc thi
- Ban Tổ chức Cuộc thi gồm các đồng chí thuộc Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy Thanh Hóa do đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Ban Tổ chức Cuộc thi được sử dụng con dấu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong quá trình hoạt động.
2.3. Cơ quan Thường trực Cuộc thi: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2.4. Hội đồng chấm giải
- Ban Giám khảo Cuộc thi gồm các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy, Nhóm Chuyên gia và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh; đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Nhóm Chuyên gia Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Giám khảo Cuộc thi.
- Hội đồng thẩm định giải gồm các đồng chí lãnh đạo thuộc Ban Tổ chức Cuộc thi do đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Hội đồng thẩm định, Ban Giám khảo Cuộc thi được sử dụng con dấu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (Cơ quan Thường trực) trong quá trình hoạt động.
2.5. Tổ Thư ký Cuộc thi
Tổ Thư ký Cuộc thi là các đồng chí thành viên Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy.
3. Đối tượng dự thi
- Người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh có bài viết chính luận phù hợp với tiêu chí của cuộc thi đều có quyền dự thi (trừ các đồng chí là thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi).
- Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên, giảng viên Trường Chính trị tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện; thành viên, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quan, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí trong tỉnh và văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn tỉnh.
- Các tác phẩm dạng báo viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 bài viết tham gia dự thi: 01 bài viết chính luận loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết chính luận loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử). Mỗi bài viết gửi tham gia dự thi gồm bản in (khổ A4) và file mềm (định dạng Microsoft Word).
- Các tác phẩm dạng báo nói/báo hình/video clip, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip. Mỗi tác phẩm dự thi gồm file âm thanh/hình ảnh và kịch bản văn học (khổ A4, định dạng Microsoft Word).
- Tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội, các quy định khác của pháp luật.
4. Tiêu chí đối với tác phẩm dự thi
4.1. Tiêu chí chung
- Tác phẩm dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc được dịch ra tiếng Việt), thuộc một trong các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip, bảo đảm quy định về hình thức nêu tại Thể lệ Cuộc thi (ban hành kèm theo Kế hoạch này).
- Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động Cuộc thi; đảm bảo tính khoa học, tính Đảng, tính chiến đấu, tính định hướng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có phát hiện mới. Các tác phẩm dạng viết phải bảo đảm tỷ lệ không trùng lặp theo quy định (không trùng lặp quá 20% đối với thể loại Tạp chí, không trùng lặp quá 25% đối với thể loại Báo so với các công trình khác của chính tác giả/nhóm tác giả hoặc của tác giả/nhóm tác giả khác).
4.2. Tiêu chí về chủ đề, nội dung
- Tác phẩm dự thi bảo đảm tính khoa học, tính Đảng, tính chiến đấu, tính định hướng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có phát hiện mới. Khuyến khích các tác phẩm bảo vệ những nguyên lý cơ bản, những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật; những sản phẩm “bút chiến” phản bác trực diện, vạch trần tính chất phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
- Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay (Phụ lục định hướng chủ đề ban hành kèm theo Kế hoạch này).
4.3. Về bản quyền
- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm gửi tham gia dự thi.
- Sau khi gửi dự thi, tác giả/nhóm tác giả có thể công bố/đăng tải tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội nhưng phải thông báo và gửi minh chứng công bố/đăng tải kèm theo về cơ quan, đơn vị đã nhận tác phẩm hoặc gửi về đơn vị thường trực Cuộc thi.
- Tác giả/nhóm tác giả hoặc cơ quan liên quan không sử dụng tác phẩm tham gia cuộc thi này để tham gia các cuộc thi khác.
5. Thời gian, địa chỉ nhận tác phẩm, hồ sơ dự thi
5.1. Thời gian
- Cơ quan Thường trực Cuộc thi sẽ nhận bài viết dự thi từ khi ban hành kế hoạch phát động Cuộc thi cho đến hết ngày 15/6/2025 (tính theo dấu bưu điện).
- Thời gian chấm bài dự thi từ ngày 16/6/2025 đến hết ngày 30/6/2025; sau khi chấm thi cấp tỉnh sẽ lựa chọn các bài dự thi xuất sắc gửi tham gia Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ năm, năm 2025 do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương phối hợp tổ chức trước ngày 15/7/2025.
- Ban Tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện; không trả lại tác phẩm gửi dự thi trong mọi trường hợp.
5.2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi
- Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp Nhân dân đang sinh sống tại địa phương nào thì gửi tác phẩm dự thi về đầu mối Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện của địa phương đó (gồm bản in và file mềm).
- Các tác giả/nhóm tác giả không thuộc nhóm đối tượng gửi tác phẩm về Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện thì gửi tác phẩm tham gia dự thi trực tiếp về Ban Tổ chức cuộc thi theo địa chỉ: Phòng Tuyên Truyền, Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, địa chỉ: Số 04, đường Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời gửi file mềm các tác phẩm dự thi về Email: thivietchinhluan35thanhhoa@gmail.com.
5.3. Hồ sơ dự thi
Hồ sơ dự thi gồm: Báo cáo tổng kết quá trình triển khai cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (trong đó: nêu rõ hình thức triển khai, tổng số bài dự thi thu được và số bài dự thi theo từng loại hình; số bài gửi dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi sau khi thẩm định, đánh giá); nội dung các bài viết gửi dự thi sau khi thẩm định, đánh giá (bản in và file mềm) và minh chứng kèm theo với các bài viết đã được đăng tải trong quá trình triển khai cuộc thi; danh sách tổng số bài viết dự thi đã thu nhận được và danh sách các bài viết sau khi thẩm định, đánh giá và gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh (theo mẫu của Ban Tổ chức).
6. Tổ chức thu nhận hồ sơ
- Ban Chỉ đạo 35 các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi theo quy định và lập hồ sơ gửi về Ban Chỉ đạo Cuộc thi (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan Thường trực Cuộc thi). Các cơ quan, đơn vị, địa phương không gửi hồ sơ dự thi không được xét giải Tập thể.
- Nơi nhận hồ sơ dự thi: Phòng Tuyên Truyền, Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (số 04, đường Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), đồng thời gửi file mềm các tác phẩm dự thi về Email: thivietchinhluan35thanhhoa@gmail.com (liên hệ đồng chí Nguyễn Duy Thành, điện thoại: 0989.338.264).
7. Thời gian đánh giá các tác phẩm dự thi
- Từ ngày 16/6/2025 đến hết ngày 20/6/2025: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh sẽ tiến hành sàng lọc, chấm sơ khảo.
- Từ ngày 23/6/2025 đến hết ngày 30/6/2025: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh sẽ chấm chung khảo, xét giải thưởng.
8. Công bố và trao giải: Dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9/2025.
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Số lượng giải thưởng
1.1. Về giải thưởng cho tác phẩm
- Tác phẩm loại hình Tạp chí: 02 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm loại hình Báo: 01 giải A, 03 giải B, 04 giải C, 07 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm loại hình Phát thanh: 01 giải A, 01 giải B, 01 giải C, 02 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm chính luận loại hình Truyền hình: 01 giải A, 01 giải B, 01 giải C, 02 giải Khuyến khích.
- Tác phẩm chính luận loại hình Video Clip: 01 giải A, 01 giải B, 01 giải C, 02 giải Khuyến khích.
Tùy theo số lượng và chất lượng bài tham gia giải, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể điều chỉnh số lượng cơ cấu giải phù hợp.
1.2. Về giải thưởng tập thể
Ban Tổ chức Cuộc thi tặng 10 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình với cách thức triển khai sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp Tỉnh đạt chất lượng tốt.
2. Hình thức giải thưởng
2.1. Giải thưởng dành cho tác phẩm
Mỗi tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải được tặng Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi và tiền thưởng.
2.2. Giải tập thể
Mỗi tập thể đạt giải được tặng Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi và tiền thưởng.
(Đính kèm Kế hoạch và Thể lệ Cuộc thi năm 2025).
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn chú trọng phát triển đảng viên trẻ là học sinh các trường học
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên". 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học từ chủ trương đúng đắn này vẫn được Đảng bộ thành phố Sầm Sơn phát huy, áp dụng thực hiện có hiệu quả trong việc quan tâm “gieo hạt giống đỏ”, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh trong các trường học.
"Gieo hạt giống đỏ" trong trường học ở thành phố Sầm Sơn
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ trong việc gieo những "hạt giống đỏ" ở miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh, để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.