Kết quả bước đầu Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em ở huyện miền núi Bá Thước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với Phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, trong 2 năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Bá Thước đã chủ trì triển khai Dự án 8 tại 52 thôn, bản đặc biệt khó khăn ở 17 xã của huyện, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em, thúc đẩy Bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Tháng 12/2022, thực hiện nội dung Dự án 8, Hội LHPN huyện Bá Thước đã chọn thôn Tôm, xã Ái Thượng làm điểm chỉ đạo thành lập và ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng, gồm 10 thành viên. Sau 1 năm thành lập, đến nay mọi thành viên của Tổ đều thực hiện tốt quy chế hoạt động đề ra; năng động, sáng tạo hơn trong phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc; tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động do Hội LHPN cấp trên phát động. Bên cạnh đó, các hội viên phụ nữ và người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xoá bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc miền núi; nâng cao nhận thức, thực hiện mục tiêu Bình đẳng giới và xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Tháng 4/2023, Hội LHPN huyện Bá Thước đã thành lập, ra mắt Mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" ở xã Điền Hạ, với 60 thành viên là Bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn; trưởng Ban công tác Mặt trận, Chi hội trưởng các hội - đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng. Mục đích của mô hình nhằm hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực gia đình, là nơi tiếp nhận tạm lánh của nạn nhân bị bạo lực gia đình, hỗ trợ chăm sóc y tế, hỗ trợ vật chất tinh thần, tư vấn cho nạn nhân và người gây bạo lực tìm ra giải pháp chấm dứt hành vi bạo lực. Qua mô hình này đã giúp các thành viên và người dân nâng cao kiến thức về Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân gia đình; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế là phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số khi cần.
Bà Trương Thị Khuyến, Chủ tịch Hội LHPN xã Điền Hạ, huyện Bá Thước cho biết: "Được sự chỉ đạo sát sao của Hội LHPN huyện Bá Thước cho Hội LHPN xã Điền Hạ, đến nay đã hoàn thiện trong đợt truyền thông cộng đồng. Điền Hạ có một phòng lánh nạn, địa chỉ tin cậy nên có vật tư rất đầy đủ, trang thiết bị cho những người không may bị bạo lực đến lánh nạn".
Đây là hai trong số hoạt động nổi bật của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" được triển khai tại 17 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở huyện Bá Thước. Theo kết quả đánh giá sau 2 năm thực hiện Dự án 8 của Hội LHPN huyện Bá Thước, đến nay Hội đã chỉ đạo thành lập ra mắt được 42 Tổ truyền thông cộng đồng ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn; trao 42 bộ loa kéo, trang bị và cấp phát áo phông tuyên truyền cho các Tổ truyền thông cộng đồng; ra mắt 4 Địa chỉ tin cậy cộng đồng tại 4 xã; ra mắt 5 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" và truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục, sức khoẻ sinh sản cho trẻ em tại 5 trường học THCS.
Bên cạnh đó, các cấp Hội LHPN từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Bá Thước tổ chức được gần 220 hội nghị tập huấn, truyền thông, giao lưu, diễn đàn, đối thoại, hội thi sân khấu hóa về: Xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng chống bạo lực gia đình cho thành viên Tổ truyền thông cộng đồng và người dân; kỹ năng vận hành mô hình Địa chỉ tin cậy; truyền thông về phòng chống xâm hại tình dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho thành viên Câu lạc bộ và các em học sinh. Mặt khác, tổ chức Hội thi sáng tác các sản phẩm truyền thông do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, với nội dung "Lắng nghe con nói" về chủ đề "Gia đình hạnh phúc"; dựng các cụm Pano tuyên truyền về Bình đẳng giới; tổ chức các cuộc kiểm tra đánh giá giám sát trong thực hiện Dự án 8 tại cơ sở. Tổng kinh phí thực hiện Dự án 8 trong hai năm qua tại huyện Bá Thước hơn 2,6 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Hải Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bá Thước cho biết thêm: "Trong thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục bám sát định hướng, hướng dẫn của cấp trên để triển khai thực hiện dự án 8 trên địa bàn huyện, sẽ tiếp tục ra mắt thêm các tổ truyền thông cộng đồng, đám bảo 52/52 thôn, bản đặc biệt khó khăn có tổ truyền thông cộng đồng. Và thành lập thêm các địa chỉ tin cậy, các câu lạc bộ thủ lình của sự thay đổi, đám đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Các hoạt động tập huấn, truyền thông tập trung vào xoá bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng chống bạo lực gia định và các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em để xây dựng một môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em".
Mặc dù đây là chương trình, dự án mới, nhưng các hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS&MN" được triển khai ở huyện miền núi Bá Thước được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Từ đó, nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới, trao cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái được khẳng định vai trò trong gia đình và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Những thành tựu và dấu ấn nổi bật của thành phố Thanh Hóa năm 2024
Năm 2024 đã đi qua, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc chủ động, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ, sẻ chia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, thành phố Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh. Những thành tựu đạt được trong năm 2024 đã minh chứng cho khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 1/1/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã bắt đầu sôi động. Hiện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa hầu như đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa, lương thực, các mặt hàng thực phẩm tươi sống để phục vụ Tết với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu đạt chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2024
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân ổn định, nổi bật là kinh tế tăng trưởng khá; nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng lớn; công tác giải phóng mặt bằng, các dự án, đầu tư, sản xuất, kinh doanh được thực hiện kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những kết quả nêu trên là điều kiện quan trọng cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 25/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang thành phố Thanh Hóa luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần làm sáng ngời hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất
Công tác đảm bảo an toàn lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình lao động. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 18/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 11/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành xây dựng và phát triển
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử 220 năm hình thành xây dựng và phát triển, năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thành phố hiện nay có 34 phường, xã, sau khi thực hiện Nghị quyết số 1238 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XV, thành phố Thanh Hóa mới có tổng diện tích tự nhiên trên 228 km2, dân số khoảng 600.000 người và 47 đơn vị hành chính cấp xã .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.